Táo bạo Nam Cường
Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường cho rằng, để có được thành công, không thể không có sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm
Khi được hỏi lý do, tại sao lại “”bạo gan” dốc túi đầu tư vào một thành phố mới, nơi mà không mấy nhà đầu tư mặn mà, ông Trần Văn Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường cười mà rằng, cái gì cũng có lý của nó.
Đấy là chuyện của nhiều năm trước, khi việc nâng cấp Quốc lộ 5 được hoàn thành. Cho dù có vị trí thuận tiện nhưng Hải Dương lại không được các nhà đầu tư mặn mà như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng ...
Làm việc nhiều với kiến trúc sư, lúc đó ông Cường cũng nhìn thấy trước vị thế của Hải Dương - một giao điểm của hệ thống giao thông liên vùng, trọng điểm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, một đô thị vệ tinh tương lai cho Hà Nội. Và quan trọng nhất là “mỏ vàng đó” chưa được ai khai thác.
Đã vậy, Hải Dương lại là mảnh đất nơi ông sinh ra lớn lên. Lao vào đầu tư ở Hải Dương, đối mặt với nhiều khó khăn và dư luận nhưng cuối cùng Nam Cường cũng được Chính phủ giao đầu tư hai khu đô thị Đông và Tây thành phố, với tổng đầu tư dự án lúc đó lên đến 3.200 tỉ đồng.
Tất nhiên, hành động đầu tư của Nam Cường cũng khiến không ít người nghi ngờ, nhất là về khả năng và thực lực của Công ty. Bởi, Nam Cường khi ấy chỉ là công ty tư nhân chưa có danh tiếng gì trên thị trường địa ốc. Tuy thế, sự ủng hộ của Chính phủ và các cấp, các ngành có trách nhiệm của tỉnh đã giúp Nam Cường càng quyết tâm hoàn thành bằng được 2 dự án ở Hải Dương: khu đô thị mới phía Đông và khu đô thị mới phía Tây trong thời gian ngắn nhất.
Dự án bắt đầu khởi động thì cũng là lúc tỉnh Nam Định đồng ý cho Nam Cường khởi công khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất.
Đầu năm 2009, tin vui lại đến với Nam Cường khi UBND thành phố Hà Nội chọn Tập đoàn là đơn vị thực hiện dự án khu đô thị mới Cổ Nhuế và Phùng Khoang. Tiếp theo đó là hàng loạt các cao ốc khách sạn có quy mô lớn như khách sạn 4 sao Nam Định, Hải Dương, 5 sao Đồ Sơn (Hải Phòng)...
Hiện nay, Tập đoàn Nam Cường đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực "Hà Nội mới" thông qua phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Nam Cường mở đầu chiến dịch kinh doanh địa ốc tại "Hà Nội mới" bằng dự án đầu tư trên 3.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông nối đường Vành đai 4 với đường Lê Văn Lương kéo dài của "Hà Nội cũ". Đổi lại, Nam Cường được giao khoảng 190 ha đất tại xã Dương Nội, TP Hà Đông, để xây dựng khu đô thị đồng bộ, gồm khu chung cư, biệt thự, khách sạn, văn phòng, bệnh viện quốc tế, chợ đầu mối.
Song ấn tượng hơn cả là dự án tuyến đường trục kinh tế Bắc Nam nối Vĩnh Phúc, chạy qua 7 huyện của Hà Tây, và kết thúc ở gần quốc lộ 1. Dọc theo tuyến đường dài 63 km, mặt cắt rộng 42m, trong đó có 22 km có mặt cắt rộng 150m, sẽ hình thành một loạt các khu đô thị lớn như Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thạch Phúc rộng từ vài trăm đến hơn 1.100 ha, trong đó, có những dự án được giao cho Nam Cường phát triển để thu hồi 7.694 tỷ đồng đầu tư cho tuyến đường.
Ông Trần Văn Cường cam kết hoàn thành tuyến đường theo đúng tiến độ đề ra là 5 năm, đồng thời, đầu tư để hình thành các khu đô thị hiện đại và đồng bộ dọc theo tuyến đường...
Mỗi dự án hoàn thành lại là một bài học, một kinh nghiệm được tích lũy đối với Tập đoàn Nam Cường. Hiểu rằng, không thể “ăn xổi ở thì” chỉ chăm chăm vào lợi nhuận mà bỏ qua ý nghĩa xã hội của các dự án chính là những dấu ấn rất riêng có của Nam Cường. Bởi, như “ông Tổng” Trần Văn Cường khẳng định, Nam Cường không kinh doanh đơn thuần mà muốn làm một cái gì đó cho đời sau - một đô thị hiện đại, không dễ lạc hậu bởi thời gian.
Như vậy, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Nam Cường đã có những bước phát triển không ngừng. Từ mùa xuân năm 1984, với tên gọi ban đầu là Tổ hợp dịch vụ vận tải Xuân Thủy, đến nay Nam Cường đã lớn mạnh trở thành Tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, các khu đô thị mới, kinh doanh du lịch, khách sạn, tài chính và thương mại... Và để có thể tạo nên sự thành công như thế không thể không có sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm…
Đấy là chuyện của nhiều năm trước, khi việc nâng cấp Quốc lộ 5 được hoàn thành. Cho dù có vị trí thuận tiện nhưng Hải Dương lại không được các nhà đầu tư mặn mà như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng ...
Làm việc nhiều với kiến trúc sư, lúc đó ông Cường cũng nhìn thấy trước vị thế của Hải Dương - một giao điểm của hệ thống giao thông liên vùng, trọng điểm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, một đô thị vệ tinh tương lai cho Hà Nội. Và quan trọng nhất là “mỏ vàng đó” chưa được ai khai thác.
Đã vậy, Hải Dương lại là mảnh đất nơi ông sinh ra lớn lên. Lao vào đầu tư ở Hải Dương, đối mặt với nhiều khó khăn và dư luận nhưng cuối cùng Nam Cường cũng được Chính phủ giao đầu tư hai khu đô thị Đông và Tây thành phố, với tổng đầu tư dự án lúc đó lên đến 3.200 tỉ đồng.
Tất nhiên, hành động đầu tư của Nam Cường cũng khiến không ít người nghi ngờ, nhất là về khả năng và thực lực của Công ty. Bởi, Nam Cường khi ấy chỉ là công ty tư nhân chưa có danh tiếng gì trên thị trường địa ốc. Tuy thế, sự ủng hộ của Chính phủ và các cấp, các ngành có trách nhiệm của tỉnh đã giúp Nam Cường càng quyết tâm hoàn thành bằng được 2 dự án ở Hải Dương: khu đô thị mới phía Đông và khu đô thị mới phía Tây trong thời gian ngắn nhất.
Dự án bắt đầu khởi động thì cũng là lúc tỉnh Nam Định đồng ý cho Nam Cường khởi công khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất.
Đầu năm 2009, tin vui lại đến với Nam Cường khi UBND thành phố Hà Nội chọn Tập đoàn là đơn vị thực hiện dự án khu đô thị mới Cổ Nhuế và Phùng Khoang. Tiếp theo đó là hàng loạt các cao ốc khách sạn có quy mô lớn như khách sạn 4 sao Nam Định, Hải Dương, 5 sao Đồ Sơn (Hải Phòng)...
Hiện nay, Tập đoàn Nam Cường đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực "Hà Nội mới" thông qua phương thức đổi đất lấy hạ tầng. Nam Cường mở đầu chiến dịch kinh doanh địa ốc tại "Hà Nội mới" bằng dự án đầu tư trên 3.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông nối đường Vành đai 4 với đường Lê Văn Lương kéo dài của "Hà Nội cũ". Đổi lại, Nam Cường được giao khoảng 190 ha đất tại xã Dương Nội, TP Hà Đông, để xây dựng khu đô thị đồng bộ, gồm khu chung cư, biệt thự, khách sạn, văn phòng, bệnh viện quốc tế, chợ đầu mối.
Song ấn tượng hơn cả là dự án tuyến đường trục kinh tế Bắc Nam nối Vĩnh Phúc, chạy qua 7 huyện của Hà Tây, và kết thúc ở gần quốc lộ 1. Dọc theo tuyến đường dài 63 km, mặt cắt rộng 42m, trong đó có 22 km có mặt cắt rộng 150m, sẽ hình thành một loạt các khu đô thị lớn như Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thạch Phúc rộng từ vài trăm đến hơn 1.100 ha, trong đó, có những dự án được giao cho Nam Cường phát triển để thu hồi 7.694 tỷ đồng đầu tư cho tuyến đường.
Ông Trần Văn Cường cam kết hoàn thành tuyến đường theo đúng tiến độ đề ra là 5 năm, đồng thời, đầu tư để hình thành các khu đô thị hiện đại và đồng bộ dọc theo tuyến đường...
Mỗi dự án hoàn thành lại là một bài học, một kinh nghiệm được tích lũy đối với Tập đoàn Nam Cường. Hiểu rằng, không thể “ăn xổi ở thì” chỉ chăm chăm vào lợi nhuận mà bỏ qua ý nghĩa xã hội của các dự án chính là những dấu ấn rất riêng có của Nam Cường. Bởi, như “ông Tổng” Trần Văn Cường khẳng định, Nam Cường không kinh doanh đơn thuần mà muốn làm một cái gì đó cho đời sau - một đô thị hiện đại, không dễ lạc hậu bởi thời gian.
Như vậy, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Nam Cường đã có những bước phát triển không ngừng. Từ mùa xuân năm 1984, với tên gọi ban đầu là Tổ hợp dịch vụ vận tải Xuân Thủy, đến nay Nam Cường đã lớn mạnh trở thành Tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, các khu đô thị mới, kinh doanh du lịch, khách sạn, tài chính và thương mại... Và để có thể tạo nên sự thành công như thế không thể không có sự táo bạo, dám nghĩ, dám làm…