Tập đoàn An Viên tham gia dự án đường sắt tỷ đô?
Có khả năng lần đầu tiên vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng đường sắt trong nước
Hôm 8/7, Đài Tiếng nói nước Nga trích dẫn lời ông Aleksandr Saltanov, Phó chủ tịch Tập đoàn Rusal (Nga) cho biết, tập đoàn này đã nhất trí với đối tác Việt Nam trong việc xây dựng tuyến đường sắt trị giá khoảng 1 tỷ USD, từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự kiến, tuyến đường sắt này dài khoảng 180 km, phục vụ mục đích vận chuyển bauxite đến các cảng biển.
Cũng theo bản tin này, phía Nga hy vọng trong vòng 2-3 tuần tới, các đối tác Việt Nam có thể đệ trình văn kiện lên Chính phủ. Còn về nguồn kinh phí từ phía Việt Nam, thì sẽ do tập đoàn tư nhân An Viên (AVG) thực hiện.
Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, dư luận rất chú ý, vì nếu thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng đường sắt trong nước.
Trao đổi với phóng viên về thông tin AVG cùng đối tác Nga xây dựng tuyến đường sắt trên, ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói: “Chúng tôi không thể khẳng định 100% dự án có triển khai hay không, vì điều này phụ thuộc vào tiềm lực các nhà đầu tư. Tuy nhiên về chủ trương, trước đó, trong chuyến làm việc tại Nga hồi tháng 10/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đề xuất phương án xây dựng và vận hành một tổ hợp chế biến bauxite - alumin để khai thác mỏ bauxite. Đây chính là bước đi cụ thể để An Viên và Rusal ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng”.
Ông Tùng cho biết thêm: Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép lập báo cáo đầu tư xây dựng tuyến đường sắt từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau một năm nghiên cứu, phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, AVG và Rusal đã ký hợp tác 3 bên nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo tìm hiểu, phía AVG và đối tác Nga gần như đã hoàn thiện báo cáo khả thi để chuẩn bị trình lên Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ. Dự kiến, tỷ lệ góp vốn giữa hai bên là 50 - 50.
Ngày 9/7, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: dù chưa nhận được thông tin chính thức từ phía AVG và Rusal, song về quan điểm thì Bộ sẽ ủng hộ nhà đầu tư tư nhân có mong muốn tham gia vào đường sắt, miễn là phù hợp với quy hoạch và đáp ứng đúng các tiêu chuẩn nhà nước.
Đồng thời, cũng theo ông Đông, đầu tư vào hạ tầng đường sắt “ngốn” kinh phí cực lớn, vì thế cần phải xin Chính phủ cơ chế đặc biệt cho các dự án này. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề tốt để thu hút tư nhân đầu tư vào ngành đường sắt.
Theo thông tin trước đây của AVG về quá trình đề xuất đầu tư dự án, khi nghiên cứu về dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng, AVG nhận định khi nhà máy alumin vận hành ổn định, công suất dự kiến sẽ đạt từ 600.000 - 630.000 tấn sản phẩm/năm. Với sản lượng lớn như vậy thì việc vận chuyển đường bộ từ Lâm Đồng về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng Kê Gà (Bình Thuận) sẽ quá tải. Vì thế, việc lựa chọn xây dựng tuyến đường sắt tư nhân tại đây là khả thi.
Tập đoàn Rusal hiện là nhà sản xuất nhôm và nhà sản xuất alumin lớn nhất thế giới, với sản lượng alumin chiếm khoảng 15% tổng sản lượng alumin toàn cầu.
Dự kiến, tuyến đường sắt này dài khoảng 180 km, phục vụ mục đích vận chuyển bauxite đến các cảng biển.
Cũng theo bản tin này, phía Nga hy vọng trong vòng 2-3 tuần tới, các đối tác Việt Nam có thể đệ trình văn kiện lên Chính phủ. Còn về nguồn kinh phí từ phía Việt Nam, thì sẽ do tập đoàn tư nhân An Viên (AVG) thực hiện.
Ngay sau khi thông tin trên được đưa ra, dư luận rất chú ý, vì nếu thành hiện thực, đây sẽ là lần đầu tiên vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng đường sắt trong nước.
Trao đổi với phóng viên về thông tin AVG cùng đối tác Nga xây dựng tuyến đường sắt trên, ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói: “Chúng tôi không thể khẳng định 100% dự án có triển khai hay không, vì điều này phụ thuộc vào tiềm lực các nhà đầu tư. Tuy nhiên về chủ trương, trước đó, trong chuyến làm việc tại Nga hồi tháng 10/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đề xuất phương án xây dựng và vận hành một tổ hợp chế biến bauxite - alumin để khai thác mỏ bauxite. Đây chính là bước đi cụ thể để An Viên và Rusal ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng”.
Ông Tùng cho biết thêm: Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép lập báo cáo đầu tư xây dựng tuyến đường sắt từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau một năm nghiên cứu, phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, AVG và Rusal đã ký hợp tác 3 bên nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Theo tìm hiểu, phía AVG và đối tác Nga gần như đã hoàn thiện báo cáo khả thi để chuẩn bị trình lên Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ. Dự kiến, tỷ lệ góp vốn giữa hai bên là 50 - 50.
Ngày 9/7, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: dù chưa nhận được thông tin chính thức từ phía AVG và Rusal, song về quan điểm thì Bộ sẽ ủng hộ nhà đầu tư tư nhân có mong muốn tham gia vào đường sắt, miễn là phù hợp với quy hoạch và đáp ứng đúng các tiêu chuẩn nhà nước.
Đồng thời, cũng theo ông Đông, đầu tư vào hạ tầng đường sắt “ngốn” kinh phí cực lớn, vì thế cần phải xin Chính phủ cơ chế đặc biệt cho các dự án này. Nếu thành công, đây sẽ là tiền đề tốt để thu hút tư nhân đầu tư vào ngành đường sắt.
Theo thông tin trước đây của AVG về quá trình đề xuất đầu tư dự án, khi nghiên cứu về dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng, AVG nhận định khi nhà máy alumin vận hành ổn định, công suất dự kiến sẽ đạt từ 600.000 - 630.000 tấn sản phẩm/năm. Với sản lượng lớn như vậy thì việc vận chuyển đường bộ từ Lâm Đồng về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng Kê Gà (Bình Thuận) sẽ quá tải. Vì thế, việc lựa chọn xây dựng tuyến đường sắt tư nhân tại đây là khả thi.
Tập đoàn Rusal hiện là nhà sản xuất nhôm và nhà sản xuất alumin lớn nhất thế giới, với sản lượng alumin chiếm khoảng 15% tổng sản lượng alumin toàn cầu.