TCP Việt Nam: Phát triển bền vững để thực hiện sứ mệnh
Phát triển bền vững sau đại dịch càng cần được tập trung và là yếu tố dẫn dắt doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Trong dòng chảy đó, TCP Việt Nam cũng cố gắng điều chỉnh định hướng, hoạch định hoạt động đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững với cốt lõi dựa trên 3 yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội...
Sau những ảnh hưởng của đại dịch năm 2021, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều cố gắng hướng đến những điều tích cực cũng như cố gắng tạo dựng những giá trị bền vững. Nhìn nhận tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với sự tồn tại của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Huân - Tổng giám đốc TCP Việt Nam đã có những chia sẻ về sứ mệnh “Tiếp năng lượng, bừng sức sống” của tập đoàn để phát triển bền vững.
Theo ông, phát triển bền vững sau đại dịch có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp nói chung và TCP Việt Nam nói riêng?
Đại dịch đã thay đổi bức tranh về xu hướng tiêu dùng và người dùng ngày càng ý thức hơn đến những yếu tố tác động đến cuộc sống của họ. Người tiêu dùng hướng đến những giá trị lâu dài, tích cực và thói quen mua sắm, chăm sóc sức khoẻ cũng thay đổi. Sự chuyển đổi này phần nào định hình chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có TCP Việt Nam.
Phát triển bền vững sau đại dịch càng cần được tập trung và là yếu tố dẫn dắt doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Trong dòng chảy đó, TCP Việt Nam cũng cố gắng điều chỉnh định hướng, hoạch định hoạt động đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững với cốt lõi dựa trên 3 yếu tố về kinh tế, môi trường và xã hội.
Phát triển bền vững đối với từng ngành nghề hay lĩnh vực sẽ có những hướng đi khác nhau để đạt được mục tiêu này. Vậy, đối với TCP Việt Nam thì định hướng này đang được thể hiện như thế nào?
Ưu tiên lớn của Tập đoàn TCP là đảm bảo sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và tại các quốc gia mà Tập đoàn đang vận hành. Theo đó, TCP Việt Nam kế thừa những giá trị mục tiêu này và lấy định hướng mới của Tập đoàn “Tiếp năng lượng, bừng sức sống” làm kim chỉ nam. Chúng tôi định hướng các hoạt động phát triển của công ty thống nhất theo 3 chiến lược chính: Hoàn thiện - Phát triển - Quan tâm.
Cụ thể, “Hoàn thiện” là tiếp năng lượng cho thương hiệu bằng việc tăng cường dây chuyền sản xuất hay mở rộng danh mục sản phẩm. Thị trường Việt Nam là một thị trường trọng điểm sẽ được tiếp năng lượng “Phát triển” khi Tập đoàn TCP công bố khoản đầu tư mới cho thị trường Thái Lan và các thị trường quốc tế vào cuối tháng 4.2022.
Bên cạnh đó, TCP Việt Nam cùng Tập đoàn thực hiện chiến lược “Quan tâm” bằng việc tiếp năng lượng cho môi trường thông qua những hoạt động chia sẻ với cộng đồng, lan toả tinh thần tích cực và triển khai các chiến dịch tái chế tuân thủ Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về kế hoạch của TCP Việt Nam đối với từng khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội không?
Việt Nam là một trong những thị trường được Tập đoàn TCP đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2024 với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu hằng năm. Sự đầu tư này đánh dấu cho mục tiêu phát triển bền vững về mặt kinh tế của TCP Việt Nam. Về sản phẩm, chúng tôi đang có kế hoạch phát triển sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như khẳng định, duy trì định vị “Ngôi nhà của những thương hiệu chất lượng” (House of Great Brands).
Trong giai đoạn này, TCP Việt Nam sẽ xây dựng nguồn nhân lực phát triển cùng công nghệ, đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số nhằm tối ưu hoá quy trình quản lý và phân tích dữ liệu; từ đó, giúp đội ngũ nhân sự kết nối công việc và cuộc sống cá nhân dễ sàng hơn. Đồng thời, đây cũng là động lực để chúng tôi góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh, các cam kết của TCP Việt Nam đối với cộng đồng còn được thể hiện thông qua những quan hệ hợp tác ý nghĩa với các tổ chức. Cụ thể, chúng tôi đồng hành cùng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (CVYF) để tôn vinh những câu chuyện và cá nhân đầy nghị lực, truyền cảm hứng bằng chuỗi chương trình “Toả sáng nghị lực Việt” và “Thanh niên sống đẹp” vào giai đoạn tháng 9, 10.
Thông qua chương trình “Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 cho thanh niên công nhân” hợp tác với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, chúng tôi đã mở ra một chương mới trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng giai đoạn hậu Covid và nhận được sự ủng hộ, yêu thích từ các bạn thanh niên công nhân cũng như đội ngũ y tế, bác sĩ, thầy thuốc tham gia chương trình.
Đối với giới trẻ và người hâm mộ bóng đá, chúng tôi cũng hào hứng mang đến những sự kiện tràn đầy năng lượng tích cực như hành trình “Tuyển chọn tài năng bóng đá” phối hợp cùng CLB HAGL tổ chức. Chương trình đi qua 5 tỉnh thành và nhận được sự ủng hộ, yêu thích của gần 11.000 thí sinh và 28.000 khán giả trực tiếp tham gia. Những hoạt động này nhằm tiếp lực cho các cầu thủ trẻ và đồng thời lan toả tinh thần “Tiếp năng lượng, bừng sức sống” đến với cộng đồng.
Đối với khía cạnh môi trường, chúng tôi đã và đang không ngừng đầu tư vào việc củng cố và phát triển các sáng kiến bảo vệ môi trường bền vững thông qua kế hoạch thu gom, tái chế bao bì sản phẩm đã qua sử dụng và được kiểm soát minh bạch.
Cụ thể, TCP Việt Nam cùng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức chương trình thu gom vật liệu có thể tái chế được mà công ty đang sử dụng bao gồm lon nhôm, chai nhựa, chai thủy tinh và bìa cacton, sau đó chuyển giao cho các doanh nghiệp tái chế chuyên nghiệp để thực hiện tái chế phù hợp với quy định EPR ở Việt Nam. Từ đó, đáp ứng 2 mục tiêu: Gia tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo các yếu tố môi trường nhằm, duy trì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
Cám ơn ông Nguyễn Thanh Huân về những chia sẻ này.