Techcombank tiếp thị sản phẩm phái sinh
Trong hai ngày 11 và 12/5, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank tổ chức hội thảo và khóa đào tạo về công cụ phái sinh hàng hóa
Trong hai ngày 11 và 12/5, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank tổ chức hội thảo và khóa đào tạo về công cụ phái sinh hàng hóa tại Tp.HCM.
Hội thảo “Phái sinh hàng hóa trong giao thương quốc tế: Công cụ hiện đại chưa được tận dụng?” do Techcombank tổ chức sáng nay (11/5) đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, tập trung ở nhóm xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia quản trị rủi ro hàng hóa đến từ Singapore cùng chuyên gia của Techcombank có chung nhận định rằng: trong khi trên thế giới, các công cụ phái sinh hàng hóa hiện đại như hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hàng hóa tương lai… đã được ứng dụng rộng rãi và lâu năm trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro, thì ở Việt Nam các công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Terrance Wood, Giám đốc Quản trị rủi ro hàng hóa, Công ty INTL FCStone tại châu Á, nhìn nhận, tại Việt Nam hiện chưa có nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ này và việc truyền thông về lợi ích của chúng cũng chưa đủ mạnh tới cộng đồng doanh nghiệp. Đây lại là những sản phẩm đặc thù, mang tính kỹ thuật nên yêu cầu doanh nghiệp sử dụng cũng cần có kiến thức nhất định, điều này lại đang là hạn chế.
Điều đó một phần giải thích vì sao thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, kim loại, năng lượng…, nhưng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này vẫn chưa đạt được lợi nhuận xứng đáng, thậm chí còn thua lỗ do rủi ro hàng hóa, biến động giá cả, chưa có sàn giao dịch hàng hóa đúng nghĩa và liên thông với thị trường quốc tế.
Theo đó, chuỗi hội thảo và đào tạo của Techcombank tập trung cung cấp các thông tin về thị trường phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế, chiến thuật sử dụng thành công các công cụ này từ chia sẻ thực tế của doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài.
Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Khối nguồn vốn và Thị trường tài chính Techcombank nói rằng: “Lợi ích lớn nhất của thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa là giúp các chuỗi thương mại hàng hóa phát triển ổn định và minh bạch. Điều này đã được chứng minh qua thực tế và rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam còn khá mới. Vì vậy Techcombank mong muốn qua các sự kiện trên, các khái niệm và công cụ phái sinh hàng hóa sẽ đến gần hơn với các nhà kinh doanh để thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn”.
Ông Sơn nhấn mạnh rằng, Techcombank hiện có thế mạnh trong lĩnh vực này, về kinh nghiệm của ngân hàng đầu tiên cung cấp nghiệp vụ bảo đảm giảm trừ rủi ro (hedging) cho mặt hàng cà phê và tiếp đó là các loại nông sản khác, kim loại, năng lượng…; có mối quan hệ với các sàn giao dịch hàng hóa uy tín như CBOT, BCEC, LME, SICOM, TOCOM…
Ngày mai (12/5), ngân hàng này sẽ bắt đầu khóa đào đạo cụ thể với chuyên đề “Quản trị rủi ro trên thị trường hàng hóa: Phòng tránh và Đối đầu”.
Hội thảo “Phái sinh hàng hóa trong giao thương quốc tế: Công cụ hiện đại chưa được tận dụng?” do Techcombank tổ chức sáng nay (11/5) đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, tập trung ở nhóm xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia quản trị rủi ro hàng hóa đến từ Singapore cùng chuyên gia của Techcombank có chung nhận định rằng: trong khi trên thế giới, các công cụ phái sinh hàng hóa hiện đại như hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hàng hóa tương lai… đã được ứng dụng rộng rãi và lâu năm trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro, thì ở Việt Nam các công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Terrance Wood, Giám đốc Quản trị rủi ro hàng hóa, Công ty INTL FCStone tại châu Á, nhìn nhận, tại Việt Nam hiện chưa có nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ này và việc truyền thông về lợi ích của chúng cũng chưa đủ mạnh tới cộng đồng doanh nghiệp. Đây lại là những sản phẩm đặc thù, mang tính kỹ thuật nên yêu cầu doanh nghiệp sử dụng cũng cần có kiến thức nhất định, điều này lại đang là hạn chế.
Điều đó một phần giải thích vì sao thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, kim loại, năng lượng…, nhưng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này vẫn chưa đạt được lợi nhuận xứng đáng, thậm chí còn thua lỗ do rủi ro hàng hóa, biến động giá cả, chưa có sàn giao dịch hàng hóa đúng nghĩa và liên thông với thị trường quốc tế.
Theo đó, chuỗi hội thảo và đào tạo của Techcombank tập trung cung cấp các thông tin về thị trường phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế, chiến thuật sử dụng thành công các công cụ này từ chia sẻ thực tế của doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài.
Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Khối nguồn vốn và Thị trường tài chính Techcombank nói rằng: “Lợi ích lớn nhất của thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa là giúp các chuỗi thương mại hàng hóa phát triển ổn định và minh bạch. Điều này đã được chứng minh qua thực tế và rất phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam còn khá mới. Vì vậy Techcombank mong muốn qua các sự kiện trên, các khái niệm và công cụ phái sinh hàng hóa sẽ đến gần hơn với các nhà kinh doanh để thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn”.
Ông Sơn nhấn mạnh rằng, Techcombank hiện có thế mạnh trong lĩnh vực này, về kinh nghiệm của ngân hàng đầu tiên cung cấp nghiệp vụ bảo đảm giảm trừ rủi ro (hedging) cho mặt hàng cà phê và tiếp đó là các loại nông sản khác, kim loại, năng lượng…; có mối quan hệ với các sàn giao dịch hàng hóa uy tín như CBOT, BCEC, LME, SICOM, TOCOM…
Ngày mai (12/5), ngân hàng này sẽ bắt đầu khóa đào đạo cụ thể với chuyên đề “Quản trị rủi ro trên thị trường hàng hóa: Phòng tránh và Đối đầu”.