Bầu cử Mỹ: Nguy cơ ít ai ngờ đối với Hillary Clinton
Trong trường hợp tệ nhất, bà Clinton có thể thua trong cuộc tổng bầu cử nếu cử tri Cộng hòa đi bầu với số lượng lớn
Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton đang đối mặt với một rủi ro mới: nếu ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump tiếp tục bị bà dẫn trước trong các cuộc trưng cầu dân ý, nhiều cử tri Dân chủ có thể chủ quan và không đi bỏ phiếu vào ngày 8/11.
Theo hãng tin Reuters, nếu không đạt được một tỷ lệ phiếu đủ lớn, thì dù đắc cử, bà Clinton sẽ bước vào Nhà Trắng mà không có được vốn liếng chính trị cần thiết để thúc đẩy các chính sách mà bà ấp ủ. Trong trường hợp tệ nhất, bà có thể thua trong cuộc tổng bầu cử nếu cử tri Cộng hòa đi bầu với số lượng lớn.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã dành phần lớn thời gian trong chiến dịch tranh cử của mình để cảnh báo về những nguy cơ mà Trump có thể mang lại nếu ông trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ. Tuy vậy, bà vẫn chưa thể tự phác họa chân dung mình như một vị Tổng thống hấp dẫn hơn so với ông trùm bất động sản, đồng thời chưa tạo được lực hút đối với một số nhóm cử tri quan trọng, bao gồm giới trẻ, các cộng đồng tiểu số và những người Dân chủ tự do.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy nhiều cử tri ủng hộ bà Clinton chẳng qua chỉ vì muốn chặn cửa vào Nhà Trắng của ông Trump. Nếu những cử tri này tin rằng Trump không có cơ hội thắng cử, thì họ cũng chẳng còn lý do gì để đi bỏ phiếu.
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Reuters/Ipsos, khoảng một nửa người ủng hộ bà Clinton nói họ chọn bà vì không muốn Trump đắc cử Tổng thống. Chỉ có 36,5% nói chọn bà Clinton vì chính sách của bà, và chỉ 12,6% nói chọn cựu đệ nhất phu nhân vì chính con người bà.
“Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu có sự tương quan với mức độ cạnh tranh. Sự cạnh tranh càng cao thì tỷ lệ đi bỏ phiếu càng cao”, ông Micheal McDonald, chuyên gia về bầu cử thuộc Đại học Florida, phát biểu.
Theo chuyên gia này, các cử tri trẻ, cử tri da màu, cử tri gốc Latin, và cử tri thuộc tầng lớp thu nhập thấp - những đối tượng chiếm một tỷ lệ lớn trong lực lượng cử tri theo Đảng Dân chủ - thường cần phải cảm thấy được thúc đẩy bởi một ứng cử viên hay vấn đề cụ thể mới chịu đi bỏ phiếu. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp ứng cử viên Barack Obama của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Chiến dịch của bà Clinton từ lâu đã lo ngại về sự tự hài lòng của cử tri, và bởi vậy luôn nhấn mạnh rằng cuộc đua Clinton-Trump đang rất sít sao và Trump không phù hợp để làm Tổng thống. Với khoảng cách dẫn trước của bà Clinton trong các cuộc thăm dò dư luận gia tăng, việc nhắc nhở cử tri không nên chủ quan càng trở nên khó khăn hơn.
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos thực hiện tại 50 bang (trước khi đoạn băng video trong đó Trump có những lời nói khiếm nhã về phụ nữ được công bố hôm thứ 6 tuần trước) cho thấy ứng cử viên của Đảng Dân chủ có 95% cơ hội thắng cử. Một cuộc thăm dò được NBC/Wall Street Journal công bố kết quả vào ngày 10/10 cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 11 điểm phần trăm ủng hộ trên toàn quốc.
Tỷ lệ cử tri Dân chủ đi bầu ở mức thấp có thể tạo cơ hội cho Trump thắng ở những bang mà nhiều cử tri còn dao động, chưa quyết định bỏ phiếu cho ai. Và nếu bà Clinton trúng cử Tổng thống, thì mức chênh lệch thấp có thể sẽ làm gia tăng những thách thức mà bà phải đối mặt khi lãnh đạo nước Mỹ vốn dĩ đang bị chia rẽ sâu sắc.
Theo ông Arun Chaudhury, Giám đốc sáng tạo công ty tư vấn truyền thông Revolution Messaging, nhiều cử tri đang chờ đợi bà Clinton chứng tỏ được những điểm tích cực nếu bà trở thành Tổng thống, thay vì tập trung đưa ra những cảnh báo tiêu cực về Trump như hiện nay.
“Cuộc bầu cử này không thể chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý về Donald Trump”, ông Chaudhury nói. Theo vị chuyên gia, thông điệp chính của bà Clinton đến thời điểm này mới chỉ là “mọi người hãy đứng lên và ngăn Donald Trump thành Tổng thống”, thay vì “hãy đứng lên để đưa Hillary Clinton thành Tổng thống”.
Theo hãng tin Reuters, nếu không đạt được một tỷ lệ phiếu đủ lớn, thì dù đắc cử, bà Clinton sẽ bước vào Nhà Trắng mà không có được vốn liếng chính trị cần thiết để thúc đẩy các chính sách mà bà ấp ủ. Trong trường hợp tệ nhất, bà có thể thua trong cuộc tổng bầu cử nếu cử tri Cộng hòa đi bầu với số lượng lớn.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã dành phần lớn thời gian trong chiến dịch tranh cử của mình để cảnh báo về những nguy cơ mà Trump có thể mang lại nếu ông trở thành nhà lãnh đạo nước Mỹ. Tuy vậy, bà vẫn chưa thể tự phác họa chân dung mình như một vị Tổng thống hấp dẫn hơn so với ông trùm bất động sản, đồng thời chưa tạo được lực hút đối với một số nhóm cử tri quan trọng, bao gồm giới trẻ, các cộng đồng tiểu số và những người Dân chủ tự do.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy nhiều cử tri ủng hộ bà Clinton chẳng qua chỉ vì muốn chặn cửa vào Nhà Trắng của ông Trump. Nếu những cử tri này tin rằng Trump không có cơ hội thắng cử, thì họ cũng chẳng còn lý do gì để đi bỏ phiếu.
Theo một cuộc thăm dò mới đây của Reuters/Ipsos, khoảng một nửa người ủng hộ bà Clinton nói họ chọn bà vì không muốn Trump đắc cử Tổng thống. Chỉ có 36,5% nói chọn bà Clinton vì chính sách của bà, và chỉ 12,6% nói chọn cựu đệ nhất phu nhân vì chính con người bà.
“Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu có sự tương quan với mức độ cạnh tranh. Sự cạnh tranh càng cao thì tỷ lệ đi bỏ phiếu càng cao”, ông Micheal McDonald, chuyên gia về bầu cử thuộc Đại học Florida, phát biểu.
Theo chuyên gia này, các cử tri trẻ, cử tri da màu, cử tri gốc Latin, và cử tri thuộc tầng lớp thu nhập thấp - những đối tượng chiếm một tỷ lệ lớn trong lực lượng cử tri theo Đảng Dân chủ - thường cần phải cảm thấy được thúc đẩy bởi một ứng cử viên hay vấn đề cụ thể mới chịu đi bỏ phiếu. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp ứng cử viên Barack Obama của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Chiến dịch của bà Clinton từ lâu đã lo ngại về sự tự hài lòng của cử tri, và bởi vậy luôn nhấn mạnh rằng cuộc đua Clinton-Trump đang rất sít sao và Trump không phù hợp để làm Tổng thống. Với khoảng cách dẫn trước của bà Clinton trong các cuộc thăm dò dư luận gia tăng, việc nhắc nhở cử tri không nên chủ quan càng trở nên khó khăn hơn.
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos thực hiện tại 50 bang (trước khi đoạn băng video trong đó Trump có những lời nói khiếm nhã về phụ nữ được công bố hôm thứ 6 tuần trước) cho thấy ứng cử viên của Đảng Dân chủ có 95% cơ hội thắng cử. Một cuộc thăm dò được NBC/Wall Street Journal công bố kết quả vào ngày 10/10 cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 11 điểm phần trăm ủng hộ trên toàn quốc.
Tỷ lệ cử tri Dân chủ đi bầu ở mức thấp có thể tạo cơ hội cho Trump thắng ở những bang mà nhiều cử tri còn dao động, chưa quyết định bỏ phiếu cho ai. Và nếu bà Clinton trúng cử Tổng thống, thì mức chênh lệch thấp có thể sẽ làm gia tăng những thách thức mà bà phải đối mặt khi lãnh đạo nước Mỹ vốn dĩ đang bị chia rẽ sâu sắc.
Theo ông Arun Chaudhury, Giám đốc sáng tạo công ty tư vấn truyền thông Revolution Messaging, nhiều cử tri đang chờ đợi bà Clinton chứng tỏ được những điểm tích cực nếu bà trở thành Tổng thống, thay vì tập trung đưa ra những cảnh báo tiêu cực về Trump như hiện nay.
“Cuộc bầu cử này không thể chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý về Donald Trump”, ông Chaudhury nói. Theo vị chuyên gia, thông điệp chính của bà Clinton đến thời điểm này mới chỉ là “mọi người hãy đứng lên và ngăn Donald Trump thành Tổng thống”, thay vì “hãy đứng lên để đưa Hillary Clinton thành Tổng thống”.