Doanh nghiệp nào không được tự in hoá đơn?
Quy định mới của Chính phủ về in và sử dụng hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 04/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010 quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Theo đó, các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hoá đơn kể từ khi có mã số thuế.
Ngoài các trường hợp trên, tổ chức kinh doanh được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định như có mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế… nhưng với điều kiện phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế.
Riêng với các cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định đối với các doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế, doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12 tháng…
Đối với hóa đơn đặt in, Chính phủ quy định các tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in.
Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn đặt in mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế…
Theo đó, các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hoá đơn kể từ khi có mã số thuế.
Ngoài các trường hợp trên, tổ chức kinh doanh được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định như có mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế… nhưng với điều kiện phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế.
Riêng với các cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định đối với các doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế, doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12 tháng…
Đối với hóa đơn đặt in, Chính phủ quy định các tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đăng ký sử dụng hóa đơn đặt in.
Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn đặt in mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế…