Xu thế dòng tiền: Thị trường đã tới điểm cân bằng?
Diễn biến phục hồi mạnh bất ngờ trong phiên giao dịch cuối tuần qua đã khiến các chuyên gia có quan điểm khác nhau về khả năng đạt tới điểm cân bằng của thị trường...
Diễn biến phục hồi mạnh bất ngờ trong phiên giao dịch cuối tuần qua đã khiến các chuyên gia có quan điểm khác nhau về khả năng đạt tới điểm cân bằng của thị trường.
Sự thận trọng vẫn còn khi có ý kiến nhìn vào sự vận động của các cổ phiếu blue-chips một cách nghi ngờ. Nhóm cổ phiếu lớn vẫn xuất hiện lực bán mạnh, khiến đà phục hồi cuối tuần qua không rõ rệt ở các mã này, nhất là cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên quan điểm tích cực hơn thì cho rằng việc nhóm blue-chips đảo chiều và phản ứng tốt với thông tin hỗ trợ liên quan đến vaccine trong nước là một tín hiệu cho thấy khả phục hồi.
Về thanh khoản, các chuyên gia đều nhìn nhận mức thanh khoản dù có cải thiện trong phiên cuối tuần nhưng vẫn chưa rõ ràng. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn đang luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Các mã Midcap đang có tín hiệu thu hút dòng tiền rõ rệt hơn.
Các chuyên gia tuần qua không thực hiện giao dịch mà tiếp tục quan sát, duy trì tỷ trọng cổ phiếu trung bình, chờ đợi các tín hiệu rõ hơn về dòng tiền.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Ngưỡng 1300 điểm mà anh chị chỉ ra dường như đang phát huy tác dụng. VN-Index liên tục thử thách ngưỡng này nhiều lần trong tuần nhưng vẫn chốt giữ thành công, phiên cuối tuần còn phục hồi mạnh mẽ. Liệu thị trường có cơ hội tạo đáy tại ngưỡng này?
Theo tôi dòng tiền hiện tại vẫn khá yếu. Để thị trường lên thì cần có dòng tiền chấp nhận mua giá cao, nhưng phần lớn tuần này dòng tiền mua đều đặt mua ở giá thấp. Tôi trông đợi dòng tiền mua lên, hơn là dòng tiền bắt đáy, dòng tiền bắt đáy chỉ giúp thị trường chững lại đà giảm.
Ông Nguyễn Việt Quang
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Theo tôi vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn điều này bởi phiên hồi phục biên độ tăng chưa quá lớn, thanh khoản toàn thị trường cũng chưa tăng quá nhiều.
Cho dù vùng 1.280 – 1.300 đang tạm thời là vùng hỗ trợ nhưng đà giảm có thể vẫn còn bởi nhóm cổ phiếu chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng hoặc thép vẫn có khả năng điều chỉnh thêm. Nếu thị trường điều chỉnh thêm về vùng 1.240 - 1.250 điểm có lẽ là vùng hỗ trợ cân bằng mà chúng ta có thể yên tâm hơn.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi VN-Index chốt tuần đóng trên 1300 và trên MA 100 ngày giúp thị trường có cơ hội tạo đáy, nhưng điều quan trọng nhất giai đoạn tới là dòng tiền. Nếu dòng tiền tuần tới không tham gia lại vào thị trường thì thị trường khó có thể vượt các ngưỡng kháng cự quanh 1320; 1340-1350. Khi đó thị trường sẽ có nhịp giảm mạnh tiếp về vùng hỗ trợ dưới quanh 1200 điểm.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Tuần vừa qua, chỉ số VN-Index liên tục thử thách ngưỡng 1.300 điểm và đã có tín hiệu tích cực như ở phiên phục hồi cuối tuần. Điều này có thể do các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: ngân hàng, Vingroup,…đang trong nhịp retest đáy tháng 7 vừa qua, do vậy đây là nhóm chỉ báo cho cơ hội tạo đáy của thị trường tại ngưỡng này.
Phiên cuối tuần, dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại nhóm blue-chips, thanh khoản thị trường tăng trở lại sau khi chùng xuống ở 2 phiên giữ tuần. Tôi cho rằng trong kịch bản tích cực, thanh khoản các phiên tới tiếp tục được duy trì hoặc tăng lên, khả năng thị trường có cơ hội tạo đáy hoặc đi ngang chờ thêm thông tin mới. Ngược lại, thanh khoản thị trường quay đầu giảm, nhà đầu tư nên thận trọng.
Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank
Nếu thị trường điều chỉnh thêm về vùng 1.240 - 1.250 điểm có lẽ là vùng hỗ trợ cân bằng mà chúng ta có thể yên tâm hơn.
Ông Lê Đức Khánh
Sau giai đoạn giằng co quanh mốc 1.300 điểm, diễn biến mới trong quá trình cấp phép vắc xin Nanocovax giúp nhà đầu tư tự tin xuống tiền, đẩy chỉ số tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Cùng với đó, áp lực giải chấp lượng hàng margin call đã giảm bớt khi hoạt động này đã được các công ty chứng khoán tiến hành trong tuần vừa qua. Theo tôi đây chính là tiền đề giúp chỉ số tiếp tục xu hướng tăng điểm trong tuần tới.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
VN-Index đang có tín hiệu ổn định hơn VN30-Index khá nhiều. Tuy nhiên các blue-chips vẫn là những cổ phiếu có ảnh hưởng đáng kể tới thị trường chung. Theo anh chị các blue-chips đã điều chỉnh ổn định chưa, liệu có thể gây tác động xấu đến chỉ số?
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Chỉ số VN30 yếu hơn so với VN-Index là do sự phân kỳ giữa nhóm cổ phiếu nhỏ và nhóm bluechips, bên cạnh đó một số cổ phiếu có chiếm tỷ trọng lớn trong rổ Vn30 như VHM, TCB, ACB,…đang ở đáy của tháng 7. Ở phiên hồi phục cuối tuần vừa qua, độ rộng rổ VN30 tương đối tích cực với 21 mã tăng và 8 mã giảm nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn còn yếu. Do vậy, trong trường hợp nhóm cổ phiếu giảm về đáy tháng 7 “retest” không thành công, sẽ có tác động đến chỉ số và ngược lại.
Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank
Nhóm cổ phiếu blue-chip vẫn luôn duy trì mức ảnh hưởng tới diễn biến của chỉ số trong bất kỳ thời điểm nào. Trong tuần qua nhóm này vẫn chưa có sự đồng thuận và là nguyên nhân khiến chỉ số giằng co mạnh quanh 1.300 điểm.
Tuy nhiên, tôi cho rằng khả năng gây tác động xấu đến chỉ số từ nhóm này khá thấp khi nhiều cổ phiếu blue-chip đã phản ứng khá tốt trước thông tin về vaccine và bật tăng tích cực trong phiên cuối tuần.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Trong số các cổ phiếu cấu thành VN30-Index thì phần lớn các cổ phiếu ngân hàng vẫn có diễn biến giao dịch khá đuối và không lại trừ khả năng điều chỉnh thêm.
Theo tôi có lẽ nhóm cổ phiếu lớn vẫn có những mã giao dịch khá tiêu cực, áp lực bán ra vẫn còn nên rõ ràng chỉ số VN30 đang có vẻ vận động ít tích cực hơn VN-Index. Tôi vẫn nghĩ một số cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm ngân hàng vẫn có khả năng điều chỉnh thêm.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Các cổ phiếu blue-chip tác động rất lớn đến điểm số thị trường, thường các mã này lượng cổ phiếu lưu hành cũng như thanh khoản đều rất lớn. Để các cổ phiếu này tăng cần dòng tiền lớn trong khi thị trường giai đoạn hiện tại dòng tiền đang suy yếu đặc biệt là dòng Ngân hàng dòng tiền giảm rõ rệt.
Nếu tuần tới dòng Ngân hàng vẫn diễn biến xấu thì khả năng thị trường có nhịp giảm mới là rất cao còn nếu giữ đươc nhịp sideway thì thị trường sẽ có nhịp hồi và nhiều cổ phiểu vừa và nhỏ sẽ đem lại lợi nhuận tốt.
Áp lực giải chấp lượng hàng margin call đã giảm bớt khi hoạt động này đã được các công ty chứng khoán tiến hành trong tuần vừa qua. Theo tôi đây chính là tiền đề giúp chỉ số tiếp tục xu hướng tăng điểm trong tuần tới.
Ông Lâm Gia Khang
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Tuần trước anh chị trông đợi nhiều vào dòng tiền chực chờ bắt đáy bên ngoài. Thanh khoản tuần này giảm khá nhiều nhưng trừ phiên đầu tuần giảm sốc, còn lại khá ổn định. Anh chị đánh giá thế nào về dòng tiền tuần này?
Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank
Trong tuần qua dòng tiền tỏ ra khá thận trọng và chỉ giải ngân mạnh trong thời điểm chỉ số giảm sâu. Diễn biến này hoàn toàn bình thường sau nhiều lần bắt đáy không thành công trước đó. Tuy vậy, phiên cuối tuần đã ghi nhận dấu hiệu tích cực hơn với thanh khoản bật tăng trở lại.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Thanh khoản tuần vừa qua giảm mạnh so với tuần đỉnh thanh khoản, trên sàn HSX thanh khoản bình quân khớp lệnh còn 19.582 tỷ đồng từ mức 26.381 tỷ đồng. Hiện thanh khoản đã tăng trở lại vào phiên cuối tuần nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm midcap với tỷ lệ 25,5%, trong khi nhóm smallcap hoạt động rất sôi nổi nhưng thanh khản chỉ nhích nhẹ. Tôi cho rằng đây có thể là tín hiệu sớm cho thấy dòng tiền quay trở lại nhóm midap và bluechips trong các phiên sắp tới.
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi dòng tiền hiện tại vẫn khá yếu. Để thị trường lên thì cần có dòng tiền chấp nhận mua giá cao, nhưng phần lớn tuần này dòng tiền mua đều đặt mua ở giá thấp. Tôi trông đợi dòng tiền mua lên, hơn là dòng tiền bắt đáy, dòng tiền bắt đáy chỉ giúp thị trường chững lại đà giảm.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Theo đánh giá của tôi, dòng tiền mua lên vẫn chưa thực sự quá mạnh nếu so với các phiên giao dịch tăng điểm đợt trước. Tuy nhiên nhìn tổng thể, dòng tiền lớn đang luân chuyển trong thị trường và chuyển từ nhóm này sang nhóm khác hoặc tạm nghỉ. Nhóm cổ phiếu chứng khoán tạm điều chỉnh trong khi dòng tiền từ nhóm cổ phiếu ngân hàng bắt đầu chuyển dần sang các nhóm cổ phiếu ngành khác như cảng biển, hóa chất, bất động sản….
Có lẽ chỉ các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang “ăn nên làm ra” sẽ thu hút dòng tiền thông minh minh.
Nguyễn Hoàng – VnEconomy
Nhóm cổ phiếu nhỏ đang có sức bật tốt hơn đáng kể so với nhóm blue-chips, nhiều mã nhỏ tuần qua đem lại lợi nhuận rất khả quan. Dường như nhà đầu tư đang ưu tiên giao dịch với các cổ phiếu nhỏ hơn, anh chị thì sao, có lướt sóng nhóm này hay tích lũy cổ phiếu blue-chips?
Thanh khoản đã tăng trở lại vào phiên cuối tuần nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm midcap với tỷ lệ 25,5%, trong khi nhóm smallcap hoạt động rất sôi nổi nhưng thanh khản chỉ nhích nhẹ. Tôi cho rằng đây có thể là tín hiệu sớm cho thấy dòng tiền quay trở lại nhóm midap và bluechips trong các phiên sắp tới.
Ông Ngô Quốc Hưng
Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội
Theo tôi điều này là điều hiển nhiên, dòng tiền rất thông minh. Khi dòng tiền yếu, các nhóm blue-chip khó có thể đem lại lợi nhuận tốt, các cổ phiếu nhỏ hưởng lợi từ đầu tư công, các cổ phiếu ít bị ảnh hưởng bởi covid đều hút tiền rất lớn. Do dòng cổ phiếu vừa và nhỏ dòng tiền tham gia không lớn nên tôi chỉ tham gia 1 phần vốn để lướt sóng còn 1 phần vốn vẫn tham gia ở cổ phiếu blue-chip.
Ông Ngô Quốc Hưng - Chuyên gia cao cấp Chiến lược thị trường Chứng khoán MBS
Trong khi nhóm cổ phiếu nhỏ có trọn 5 tuần tăng liên tiếp thì thị trường chung chỉ có 3 tuần tăng và 2 tuần giảm. Mặc dù nhóm cổ phiếu nhỏ đang ngược dòng so với thị trường nhưng đây vẫn là nhóm mang tính đầu cơ cao, do vậy không phải nhà đầu tư nào cũng phù hợp.
Tôi không lướt sóng nhóm cổ phiếu này cũng không tích lũy cổ phiếu bluechips, thay vào đó tôi vẫn chờ đợt tín hiệu phản ứng từ nhóm này ở mức đáy tháng 7 vừa qua.
Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS
Với tôi vẫn sẽ là câu chuyện mua cổ phiếu blue-chips hay cổ phiếu vừa và nhỏ nào. Tôi cũng không khắt khe về tiêu chuẩn mua ở các cổ phiếu vốn hóa khác nhau miễn là các cổ phiếu đáp ứng tiêu chuẩn. Có lẽ chiến lược vẫn ưu tiên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chút sẽ phù hợp với 2 tiêu chí cơ bản và thanh khoản là điều tôi đánh giá cao hơn trong giai đoạn hiện tại.
Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank
Tuần qua tôi chỉ tiến hành quan sát thị trường và không tiến hành giao dịch, tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền là 60/40.