Những biến động giảm mạnh trong hai phiên cuối tuần qua khiến tâm lý thị trường trở nên bi quan đáng kể, các chuyên gia cũng rất thận trọng khi đề cập đến “đáy” của nhịp điều chỉnh này.
Tâm điểm của thị trường tuần qua là diễn biến thủng MA200 trong phiên đầu tuần nhưng ngay sau đó hiệu ứng từ “phiên bầu cử Mỹ” đã giúp thị trường phục hồi và VN-Index tăng mạnh trở lại. Dù vậy hiệu ứng này kết thúc rất nhanh và nguy cơ thị trường điều chỉnh tiếp lại xuất hiện...
Đà giảm chững lại trong những phiên đầu tuần qua nhưng lại bị xóa sạch bởi phiên giảm khá mạnh cuối tuần làm gia tăng nguy cơ VN-Index thủng vùng hỗ trợ quanh 1250 điểm. Các chuyên gia cho rằng đây chưa phải là “vùng mua” hiệu quả cho mục tiêu ngắn hạn...
Thị trường chứng khoán tuần qua đã chứng kiến mức sụt giảm tới gần 33 điểm tương đương giảm 2,5%, mạnh nhất kể từ tuần cuối tháng 6/2024. Biên độ giảm lớn này khiến VN-Index gãy kênh hỗ trợ kéo dài từ đáy tháng 8/2024. Các chuyên gia đều đánh giá đây là một tín hiệu kỹ thuật xấu...
Đà tăng mạnh mẽ 2 tuần liên tiếp đã chững lại một chút khi cuối tuần qua VN-Index chạm tới ngưỡng 1300 điểm. Điểm nhấn thanh khoản tăng cao một mặt tạo sự hào hứng về dòng tiền quay lại, mặt khác khiến các nhà đầu tư lo ngại về một nhịp phân phối đỉnh lần nữa...
Một tuần tràn ngập thông tin và sự kiện quan trọng giúp thị trường bật tăng mạnh mẽ vượt xa kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Thậm chí tốc độ tăng nhanh đã khiến nhiều người “nhỡ tàu”. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những nhà đầu tư chậm chân vẫn có cơ hội vì thị trường còn rung lắc nhiều, vừa để rũ bỏ các vị thế đầu cơ ngắn hạn đồng thời “đón khách” mới...
Ngay khi những ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực của chứng khoán thế giới nhạt đi thì tuần qua chứng khoán trong nước lại bị “cuốn vào nước lũ” của cơn bão Yagi (bão số 3). Sau phản ứng khá mạnh đầu tuần, cùng với diễn biến lũ đạt đỉnh và nước rút dần, chứng khoán cũng có 3 phiên cuối tuần cân bằng hơn…
Thị trường mở đầu tháng 9 bằng diễn biến giảm khá thất vọng và bất ngờ, dù không có bất kỳ thông tin tiêu cực nội tại nào xuất hiện. Sự kiện vượt đỉnh thất bại và quay đầu điều chỉnh mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ được cho là có tác động tâm lý...
Thị trường biến động rất ít trong tuần cuối cùng của tháng 8, ngay trước kỳ nghỉ Lễ kéo dài. Mặc dù thanh khoản sụt giảm đáng kể và điểm số không tăng nhiều cũng như cổ phiếu duy trì độ phân hóa cao, các chuyên gia lại không cho đó là tín hiệu đáng lo ngại...
Nhịp tăng gấp gáp của thị trường sau khi VN-Index vượt ngưỡng MA20 đã đưa chỉ số này tiến sát vùng đỉnh lịch sử 1300 điểm. Hai phiên cuối tuần qua đà tăng chậm lại, rung lắc nhiều hơn và số cổ phiếu đỏ luôn nhiều hơn số xanh cùng thanh khoản suy giảm đáng kể...
Diễn biến tăng bùng nổ bất ngờ cuối tuần qua xuất hiện ngay sau 3 phiên thị trường ngập ngừng quanh ngưỡng kháng cự kỹ thuật. Diễn biến này khiến các nhà đầu tư đã chốt non và những người chưa kịp mua đột nhiên rơi vào vị thế bất lợi…
Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Thực phẩm, Bán lẻ, Hóa chất trong khi giảm ở Ngân hàng, Thép, Xây dựng, Công nghệ thông tin.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua chịu ảnh hưởng nặng nề từ các xáo trộn lớn trên các thị trường tài sản toàn cầu. Phiên sụt giảm 3,92% ngày 5/8 là mức biến động lớn nhất trong năm 2024, chỉ sau mức giảm 4,7% ngày 15/4. Nguyên nhân chính của các biến động đó lại không xuất phát từ yếu tố nội tại...
Hai phiên cuối tuần qua thị trường diễn biến khá sốc, khi xuất hiện một phiên giảm với biên độ lớn và một nhịp thủng đáy quanh 1220 điểm trước khi đảo ngược tăng. Các nhà đầu tư vẫn đang chú ý đến ngưỡng MA200 quanh mốc 1200 điểm và điểm rơi thấp nhất tuần qua đã tới 1210 điểm. Lực cầu bắt đáy sớm đã bộc lộ…
Phiên sụt giảm mạnh đầu tuần qua đã đẩy VN-Index xuyên thủng mốc 1240 điểm và chỉ số rơi xuống 1220 điểm trước khi phục hồi về cuối tuần. Tuy nhiên những phiên phục hồi thanh khoản rất thấp và VN-Index cũng chỉ chớm quay lại lên trên mốc 1240 điểm khiến thị trường lo ngại đây chỉ là nhịp hồi dưới dạng bull-trap trước khi quay đầu giảm tiếp...
Những biến động rất mạnh xuất hiện liên tiếp trong 3 phiên cuối tuần khiến thị trường chuyển xấu, VN-Index chốt tuần dưới mức trung bình 20 phiên (MA20), xác lập 2 tuần giảm liên tiếp. Về mặt kỹ thuật các chuyên gia cho rằng khả năng cao chỉ số sẽ thử thách vùng đáy cũ tháng 6 vừa qua, thậm chí là xuống sâu hơn...
Diễn biến suy yếu rõ nét của các cổ phiếu blue-chips dẫn dắt khiến cơ hội vượt đỉnh một lần nữa trở nên khó đoán. Nhiều chuyên gia đánh giá dòng tiền vào thị trường ở nhịp tăng vừa rồi yếu, giao dịch chủ đạo vẫn là lướt sóng nên áp lực bán mạnh lên trong vùng đỉnh cũ…
VN-Index bất ngờ có tuần tăng trọn vẹn 5 phiên đầu tiên của năm 2024 và mức tăng 3,03% (+37,73 điểm) cũng là tốt nhất 17 tuần. Điều bất ngờ là giá trị khớp lệnh trung bình sàn HoSE còn chưa tới 13.200 tỷ đồng/ngày, mức thấp chưa từng thấy kể từ tuần cuối cùng của năm 2023...
Thị trường có tuần giảm mạnh 2,9% với 2/5 phiên rơi với biên độ rộng. Sau tuần trước thận trọng, các chuyên gia bắt đầu bi quan hơn và cho rằng thị trường sẽ còn tiếp tục điều chỉnh thêm...
Phiên sụt giảm cực mạnh ngày 14/6 vừa qua đã không khiến thị trường tổn thương thêm trong tuần qua. VN-Index duy trì trạng thái đi ngang dao động rất hẹp và cổ phiếu phân hóa. Đây là điểm được đánh giá tích cực, trong bối cảnh thanh khoản cũng xuống thấp...