450 triệu USD cho hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc
Khởi công dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc
Ngày 26/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã phát lệnh khởi công dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Với tổng vốn đầu tư lên đến 450 triệu USD từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD, dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Lạc được xem là điều kiện quan trọng nhất để khu công nghệ cao Hòa Lạc bước sang một “trang mới” sau hàng chục năm ì ạch giải phóng mặt bằng.
Hiện khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có gần 70 dự án được cấp phép đầu tư vốn tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng và hiện có khoảng 10.000 người đang làm việc và học tập tại đây. Năm 2014, khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 130 triệu USD;…
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tới đây Hoà Lạc sẽ có diện mạo mới, điều kiện mới để phát triển vượt bậc so với trước đây, hướng tới hình thành một thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia, làm cầu nối tiếp nhận, chuyển giao và sáng tạo công nghệ.
Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với 300 ha còn lại của dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được Nhật Bản hỗ trợ triển khai điều chỉnh quy hoạch chung khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Quy mô dự án gồm 5 gói thầu chính, gồm các hạng mục hệ thống đường, cầu cống, viễn thông, cấp nước, thoát nước, nước thải, cấp điện và tư vấn giám sát. Tất cả các gói thầu sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2015.
Dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập năm 1998 với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Theo quy hoạch, khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích gần 1.600 ha, thuộc địa bàn hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội với các khu chức năng: giáo dục và đào tạo, nghiên cứu - triển khai, phần mềm, công nghiệp công nghệ cao và các dịch vụ tiện ích khác.
Với tổng vốn đầu tư lên đến 450 triệu USD từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD, dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Lạc được xem là điều kiện quan trọng nhất để khu công nghệ cao Hòa Lạc bước sang một “trang mới” sau hàng chục năm ì ạch giải phóng mặt bằng.
Hiện khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có gần 70 dự án được cấp phép đầu tư vốn tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng và hiện có khoảng 10.000 người đang làm việc và học tập tại đây. Năm 2014, khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 130 triệu USD;…
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tới đây Hoà Lạc sẽ có diện mạo mới, điều kiện mới để phát triển vượt bậc so với trước đây, hướng tới hình thành một thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia, làm cầu nối tiếp nhận, chuyển giao và sáng tạo công nghệ.
Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với 300 ha còn lại của dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được Nhật Bản hỗ trợ triển khai điều chỉnh quy hoạch chung khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Quy mô dự án gồm 5 gói thầu chính, gồm các hạng mục hệ thống đường, cầu cống, viễn thông, cấp nước, thoát nước, nước thải, cấp điện và tư vấn giám sát. Tất cả các gói thầu sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2015.
Dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập năm 1998 với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Theo quy hoạch, khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích gần 1.600 ha, thuộc địa bàn hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai, thành phố Hà Nội với các khu chức năng: giáo dục và đào tạo, nghiên cứu - triển khai, phần mềm, công nghiệp công nghệ cao và các dịch vụ tiện ích khác.