Tọa đàm: “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt – Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa”

Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy
Chia sẻ

Với chủ đề: “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt – Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa”, Toạ đàm sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào sáng ngày 27/12/2021 trên nền tảng điện tử VnEconomy và Fanpage VnEconomy…

Theo số liệu tổng hợp từ các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước, năm 2020 so với 2019, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 48,2% về lượng và 2% về giá trị. Riêng 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ 2020, các con số trên tăng lần lượt là 53,61% và 26,36%. Cùng đó, số lượng giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng chiếm 13,2% so với tổng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời gian qua, các Ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán; áp dụng xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS...

Đến nay đã có khoảng hơn 30 ngân hàng tại Việt Nam, 9 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua QR Code, toàn thị trường có khoảng 90.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR Code.

Dự kiến đến cuối năm 2021, phần lớn các thiết bị chấp nhận thẻ tại thị trường Việt Nam (ATM, POS) sẽ đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, các ngân hàng đang tích cực thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ nội địa sang thẻ chip nội địa cho khách hàng với nhiều tích năng ưu việt, an toàn, bảo mật trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Theo dữ liệu thị trường và cập nhật các xu hướng chung trên thế giới, thẻ ngân hàng đã và sẽ luôn là phương tiện thanh toán không tiền mặt tiện dụng, an toàn cho khách hàng với những giá trị ưu việt so với hình thức thanh toán khác khác, cụ thể: (i) Tính bảo mật của thẻ cao và an toàn hơn bất cứ hình thức thanh toán điện từ nào; (ii)Tính năng của thẻ chip/chip contactless hiện nay đã được tích hợp thêm các nền tảng phi vật lý theo xu hướng “thẻ phi vật lý gắn trên các app của thiết bị di động”; (iii) Thẻ do ngân hàng phát hành luôn đảm bảo tính pháp lý và đề cao bảo vệ quyền lợi người dùng hơn so với các hình thức thanh toán khác.

Cùng với đó, thẻ chip/chip contactless là cơ sở xây dựng thương hiệu “thẻ chip nội địa” để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người dùng như: cấp tín dụng, hoàn tiền, hưởng các chính sách giảm giá khi mua hàng ở các điểm/siêu thị bán hàng; đồng thời, khẳng định chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực thanh toán thẻ.

Mặc dù vậy, theo cập nhật đến 30/6/2021, tỷ lệ chuyển đổi thẻ theo tiêu chuẩn cơ sở mới đạt 20%; còn 80% chưa chuyển đổi; tỷ lệ chuyển đổi POS theo tiêu chuẩn VCCS mới đạt 50%, còn 50% chưa chuyển đổi.

Qua phản ánh của các ngân hàng, từ đầu năm 2020 đến nay, do phải thực hiện giãn cách để phòng chống đại dịch Covid – 19, những đơn vị này không thể thực hiện chuyển đổi thẻ theo đúng lộ trình, một trong những bước bắt buộc để hoàn tất chuyển đổi là chủ thẻ phải tiếp xúc trực tiếp với tổ chức phát hành thẻ.

Trong bối cảnh đó, giãn cách cũng tạo ra cơ hội để các hình thức thanh toán không tiền mặt như App của smartphone, Qr, Mobile banking, E-Banking…tăng trưởng mạnh. Do vậy, khá nhiều ngân hàng đẩy mạnh các hình thức thanh toán phi vật lý và thậm chí, lơ là thực hiện lộ trình chuyển đổi nêu trên.

Tọa đàm: “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt – Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa” - Ảnh 1

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt, trong đó, thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip/chip contactless, tiến tới xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh khai thác giá trị gia tăng hệ sinh thái Thẻ nội địa, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy phối hợp với Vụ Thanh toán và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia (Napas) tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt – Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa”.

Tham dự tọa đàm có các diễn giả:

- Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước;

- Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas);

- Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chủ tịch Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam;

- Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Metro Hà Nội;

- Ông Nguyễn Bá Tuyến, Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Khối Ngân hàng số Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank);

- Bà Phan Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Trung tâm thẻ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank);

- Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus, Tập đoàn VinGroup;

- Nhà báo Đặng Hương, Trưởng Ban Đầu tư - Hạ tầng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy điều hành buổi toạ đàm.

Nội dung Tọa đàm sẽ được phát sóng trực tuyến vào 9h sáng ngày 27/12/2021 trên nền tảng điện tử VnEconomy và Fanpage VnEconomy.

Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi!

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con