Tết này có còn "nghẽn" mạng?
Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đều cho biết đã hoàn tất phương án chống nghẽn mạng trong dịp Tết Nguyên đán
Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đều cho biết đã hoàn tất phương án chống nghẽn mạng trong dịp Tết Nguyên đán.
Thế nhưng, không mạng nào dám đảm bảo 100% không nghẽn mạng vào thời điểm giao thừa.
Sẽ túc trực 24/24 giờ
Như nhiều mạng di động khác, kế hoạch chống nghẽn mạng, rớt mạng dịp Tết đã được MobiFone bắt tay vào triển khai từ tháng 9, với hàng loạt những thay đổi, nâng cấp, đầu tư mới về hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ nhân lực.
Trong ba tháng, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động này đã lắp đặt mới 12.000 máy thu phát sóng cho toàn mạng. Trong đó bốn thành phố được tập trung nâng cấp, mở rộng mạng lưới mạnh nhất là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Tp.HCM - nơi được coi là điểm nóng nghẽn mạng, đã được mạng này đầu tư 4.000 máy thu phát sóng.
Hai mạng di động Viettel và VinaPhone cũng đầu tư lớn mở rộng dung lượng mạng lưới, xây dựng, chuẩn bị những phương án tối ưu, đặc biệt trong những giờ cao điểm để tác chiến chống nghẽn mạng.
Theo ông Hồ Đức Thắng, Phó giám đốc VinaPhone, hiện tại số trạm đã được mạng đầu tư lên tới trên 7.000 trạm, đến thời đểm đón chào năm mới, số trạm sẽ đạt gần 10.000.
“Chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị cơ sở hạ tầng, tối ưu hoá mạng lưới, bố trí nhân lực phù hợp để trực 24/24 giờ trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, sẽ tổ chức xe phát sóng lưu động trên toàn mạng lưới để ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra”, ông Thắng nói.
Mạng di động Viettel, với số thuê bao đứng đầu hiện nay, cũng lắp đặt thêm 3.000 trạm phát sóng, nâng tổng số trạm lên con số 14.000, là mạng di động có số lượng trạm phát sóng lớn nhất. Ngoài ra, mạng này cho biết đã nâng cấp hàng chục ngàn bộ phát đáp cho các trạm hiện có, lắp đặt mới 23 tổng đài, có khả năng đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao.
Cùng với việc tăng cường dung lượng mạng lưới hạ tầng, Viettel,VinaPhone và MobiFonecũng nâng tổng dung lượng tin nhắn SMS lên gấp 3-4 lần so với nhu cầu sử dụng thông thường, và thực hiện phân tải để đảm bảo chống nghẽn cục bộ.
Với những địa điểm trung tâm của thành phố, nhất là những điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa, dự báo sẽ có số lượng người tập trung rất lớn, có nguy cơ nghẽn mạng cao, các mạng đã đều lên kế hoạch tổ chức xe phát sóng lưu động trên toàn mạng lưới để ứng cứu kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị của MobiFone cho biết, đội ngũ cán bộ của MobiFone sẽ tổ chức trực ban 24/24 giờ tại những khu vực “nóng”, đồng thời tăng cường lên tới gần 100 người và đặc biệt sẽ có thêm 15 chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cùng tham gia trực và hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian này.
... nhưng vẫn có thể... nghẽn
Mặc dù “kế hoạch tổng hợp tác chiến” chống nghẽn mạng trong dịp Tết đã được chuẩn bị khá công phu, nhưng không mạng nào dám cam kết sẽ không có tình trạng nghẽn mạng cục bộ ở thời điểm giao thừa, hay những ngày trước và sau đó.
Những năm trước, kế hoạch chống "nghẽn" cũng được các mạng di động xây dựng rất kỹ càng, nhưng tình trạng ngẽn mạng tại thời điểm đặc biệt của những ngày chuyển giao năm mới năm cũ… vẫn cứ xảy ra và đã trở thành "thông lệ”.
Tuy nhiên, năm nay nguy cơ đó sẽ còn cao hơn, khi những tháng cuối năm 2008, các mạng di động có số thuê bao tăng đột biến, với những tốc độ kỷ lục chưa từng có.
Chỉ trong khoảng một tuần, số lượng thuê bao mới của ba mạng di động MobiFone, Viettel và VinaPhone đã tăng đạt tới con số 500.000 thuê bao/ngày (trong đó, riêng MobiFone chiếm hơn 50% tổng số lượng thuê bao kích hoạt mới, trên 250.000 thuê bao mới/ngày). Trong khi hai năm trước đó, với bất kỳ một mạng di động nào đạt tăng trưởng khoảng 10.000 thuê bao mới/ngày đã là một kỷ lục.
Nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng, tốc độ tăng kỷ lục này sẽ khiến cho lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn tăng rất mạnh, hơn cả 20 - 30% (khoảng mức tăng trung bình trong thời điểm Tết so với ngày thường), vì thế khả năng nghẽn mạng cục bộ có thể sẽ nghiêm trọng ở các thành phố lớn, nơi đông người, nơi tổ chức lễ hội bắn pháo hoa.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Tổng giám đốc VinaPhone nói, tại những thời khắc trên, tình trạng nghẽn mạng khó có thể không xảy ra, bởi theo ông, “nghẽn cục bộ trong những ngày lễ, tết thì ngay cả thế giới cũng khó tránh khỏi chứ không riêng gì ở Việt Nam”.
Ông phân tích, tại những điểm, khu vực do tập trung quá đông người nên lưu lượng cuộc gọi, tin nhắn tăng đột biến, trong khi dung lượng của nhà cung cấp chỉ cho phép đáp ứng được một tỉ lệ nhất định, nên số lượng thuê bao sử dụng vượt khả năng dung lượng cung cấp của các mạng.
“Tuy nhiên VinaPhone sẽ cố gắng không để tình trạng nghẽn mạng cục bộ diễn ra thường xuyên, và những điểm nghẽn cục bộ sẽ có những phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả”, ông Vinh nói.
Đây cũng là phương án tác chiến chống nghẽn mạng chung của các mạng di động khác.
6 khuyến cáo
Tuy nhiên, các mạng vẫn đưa ra các khuyến cáo cho khách hàng để góp phần loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghẽn mạng.
Cụ thể, tại những múi giờ cao điểm như: chiều 30 Tết, đêm giao thừa, sáng sớm mùng 1 Tết, khách hàng nên:
1. Nên ưu tiên sử dụng điện thoại cố định để liên lạc thay cho di dộng.
2. Những cuộc gọi hoặc tin nhắn chúc mừng năm mới mà khách hàng dự định thực hiện vào thời điểm trước/sau giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, nếu có thể, nên thực hiện trước hoặc sau những thời điểm đó một chút để lời chúc của mình được trọn vẹn.
3. Có thể di chuyển sang một vị trí khác để có sóng tốt hơn nếu vị trí cũ liên lạc không thành công.
4. Khi không liên lạc được, không nên gọi hoặc nhắn tin lại nhiều lần ngay lúc đó để tránh càng thêm tắc nghẽn mạng.
5. Nên tạm thời tắt chế độ báo cáo (delivery reports) trong gửi tin nhắn đi để giảm gánh nặng cho tổng đài, liên lạc của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
6. Thông thường khách hay nhắn tin SMS. Nếu gặp nghẽn, có thể chọn chức năng nhắn tin MMS và chỉ thực hiện nhắn tin ở dạng text.
Thế nhưng, không mạng nào dám đảm bảo 100% không nghẽn mạng vào thời điểm giao thừa.
Sẽ túc trực 24/24 giờ
Như nhiều mạng di động khác, kế hoạch chống nghẽn mạng, rớt mạng dịp Tết đã được MobiFone bắt tay vào triển khai từ tháng 9, với hàng loạt những thay đổi, nâng cấp, đầu tư mới về hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ nhân lực.
Trong ba tháng, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động này đã lắp đặt mới 12.000 máy thu phát sóng cho toàn mạng. Trong đó bốn thành phố được tập trung nâng cấp, mở rộng mạng lưới mạnh nhất là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Tp.HCM - nơi được coi là điểm nóng nghẽn mạng, đã được mạng này đầu tư 4.000 máy thu phát sóng.
Hai mạng di động Viettel và VinaPhone cũng đầu tư lớn mở rộng dung lượng mạng lưới, xây dựng, chuẩn bị những phương án tối ưu, đặc biệt trong những giờ cao điểm để tác chiến chống nghẽn mạng.
Theo ông Hồ Đức Thắng, Phó giám đốc VinaPhone, hiện tại số trạm đã được mạng đầu tư lên tới trên 7.000 trạm, đến thời đểm đón chào năm mới, số trạm sẽ đạt gần 10.000.
“Chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị cơ sở hạ tầng, tối ưu hoá mạng lưới, bố trí nhân lực phù hợp để trực 24/24 giờ trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, sẽ tổ chức xe phát sóng lưu động trên toàn mạng lưới để ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra”, ông Thắng nói.
Mạng di động Viettel, với số thuê bao đứng đầu hiện nay, cũng lắp đặt thêm 3.000 trạm phát sóng, nâng tổng số trạm lên con số 14.000, là mạng di động có số lượng trạm phát sóng lớn nhất. Ngoài ra, mạng này cho biết đã nâng cấp hàng chục ngàn bộ phát đáp cho các trạm hiện có, lắp đặt mới 23 tổng đài, có khả năng đáp ứng thêm 10 triệu thuê bao.
Cùng với việc tăng cường dung lượng mạng lưới hạ tầng, Viettel,VinaPhone và MobiFonecũng nâng tổng dung lượng tin nhắn SMS lên gấp 3-4 lần so với nhu cầu sử dụng thông thường, và thực hiện phân tải để đảm bảo chống nghẽn cục bộ.
Với những địa điểm trung tâm của thành phố, nhất là những điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa, dự báo sẽ có số lượng người tập trung rất lớn, có nguy cơ nghẽn mạng cao, các mạng đã đều lên kế hoạch tổ chức xe phát sóng lưu động trên toàn mạng lưới để ứng cứu kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị của MobiFone cho biết, đội ngũ cán bộ của MobiFone sẽ tổ chức trực ban 24/24 giờ tại những khu vực “nóng”, đồng thời tăng cường lên tới gần 100 người và đặc biệt sẽ có thêm 15 chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cùng tham gia trực và hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian này.
... nhưng vẫn có thể... nghẽn
Mặc dù “kế hoạch tổng hợp tác chiến” chống nghẽn mạng trong dịp Tết đã được chuẩn bị khá công phu, nhưng không mạng nào dám cam kết sẽ không có tình trạng nghẽn mạng cục bộ ở thời điểm giao thừa, hay những ngày trước và sau đó.
Những năm trước, kế hoạch chống "nghẽn" cũng được các mạng di động xây dựng rất kỹ càng, nhưng tình trạng ngẽn mạng tại thời điểm đặc biệt của những ngày chuyển giao năm mới năm cũ… vẫn cứ xảy ra và đã trở thành "thông lệ”.
Tuy nhiên, năm nay nguy cơ đó sẽ còn cao hơn, khi những tháng cuối năm 2008, các mạng di động có số thuê bao tăng đột biến, với những tốc độ kỷ lục chưa từng có.
Chỉ trong khoảng một tuần, số lượng thuê bao mới của ba mạng di động MobiFone, Viettel và VinaPhone đã tăng đạt tới con số 500.000 thuê bao/ngày (trong đó, riêng MobiFone chiếm hơn 50% tổng số lượng thuê bao kích hoạt mới, trên 250.000 thuê bao mới/ngày). Trong khi hai năm trước đó, với bất kỳ một mạng di động nào đạt tăng trưởng khoảng 10.000 thuê bao mới/ngày đã là một kỷ lục.
Nhiều chuyên gia viễn thông cho rằng, tốc độ tăng kỷ lục này sẽ khiến cho lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn tăng rất mạnh, hơn cả 20 - 30% (khoảng mức tăng trung bình trong thời điểm Tết so với ngày thường), vì thế khả năng nghẽn mạng cục bộ có thể sẽ nghiêm trọng ở các thành phố lớn, nơi đông người, nơi tổ chức lễ hội bắn pháo hoa.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Tổng giám đốc VinaPhone nói, tại những thời khắc trên, tình trạng nghẽn mạng khó có thể không xảy ra, bởi theo ông, “nghẽn cục bộ trong những ngày lễ, tết thì ngay cả thế giới cũng khó tránh khỏi chứ không riêng gì ở Việt Nam”.
Ông phân tích, tại những điểm, khu vực do tập trung quá đông người nên lưu lượng cuộc gọi, tin nhắn tăng đột biến, trong khi dung lượng của nhà cung cấp chỉ cho phép đáp ứng được một tỉ lệ nhất định, nên số lượng thuê bao sử dụng vượt khả năng dung lượng cung cấp của các mạng.
“Tuy nhiên VinaPhone sẽ cố gắng không để tình trạng nghẽn mạng cục bộ diễn ra thường xuyên, và những điểm nghẽn cục bộ sẽ có những phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả”, ông Vinh nói.
Đây cũng là phương án tác chiến chống nghẽn mạng chung của các mạng di động khác.
6 khuyến cáo
Tuy nhiên, các mạng vẫn đưa ra các khuyến cáo cho khách hàng để góp phần loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghẽn mạng.
Cụ thể, tại những múi giờ cao điểm như: chiều 30 Tết, đêm giao thừa, sáng sớm mùng 1 Tết, khách hàng nên:
1. Nên ưu tiên sử dụng điện thoại cố định để liên lạc thay cho di dộng.
2. Những cuộc gọi hoặc tin nhắn chúc mừng năm mới mà khách hàng dự định thực hiện vào thời điểm trước/sau giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, nếu có thể, nên thực hiện trước hoặc sau những thời điểm đó một chút để lời chúc của mình được trọn vẹn.
3. Có thể di chuyển sang một vị trí khác để có sóng tốt hơn nếu vị trí cũ liên lạc không thành công.
4. Khi không liên lạc được, không nên gọi hoặc nhắn tin lại nhiều lần ngay lúc đó để tránh càng thêm tắc nghẽn mạng.
5. Nên tạm thời tắt chế độ báo cáo (delivery reports) trong gửi tin nhắn đi để giảm gánh nặng cho tổng đài, liên lạc của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
6. Thông thường khách hay nhắn tin SMS. Nếu gặp nghẽn, có thể chọn chức năng nhắn tin MMS và chỉ thực hiện nhắn tin ở dạng text.