Thái Lan chi thêm 13 tỷ USD mua lúa gạo tạm trữ
Chính phủ Thái Lan vừa quyết định chi thêm 405 tỷ Baht, tương đương khoảng 13 tỷ USD, để mua thóc tạm trữ trong niên vụ tới
Chính phủ Thái Lan vừa quyết định chi thêm 405 tỷ Baht, tương đương khoảng 13 tỷ USD, để mua thóc tạm trữ trong niên vụ tới. Quyết định này được đưa ra bất chấp những chỉ trích cho rằng chính sách tạm trữ lúa gạo gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Báo Bangkok Post của Thái cho biết, tuần trước, Chính phủ Thái Lan mở đợt đấu thầu để bán ra 750.000 tấn gạo từ kho lúa gạo tạm trữ của nước này, nhưng chỉ bán được có 232.596 tấn. Số gạo 517.404 tấn gạo còn lại sẽ được Chính phủ Thái bán trong một đợt đấu thầu tổ chức trong 2 tuần tới đây.
Cũng theo báo này, vào ngày 3/9, Ủy ban Chính sách gạo Quốc gia của Thái Lan đã nhất trí chi 405 tỷ Baht vốn lưu động để mua thóc tạm trữ trong 2 vụ tới. Sản lượng thóc hai vụ tới của nước này được dự báo đạt mức 33 triệu tấn. Trong đó, dự kiến sẽ có 25,9 triệu tấn thóc tham gia vào chương trình tạm trữ này trong thời gian 1 năm bắt đầu từ ngày 1/10 tới đây.
Theo kế hoạch của Bộ Thương mại Thái Lan, thì số tiền 240 tỷ Baht (7,7 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho vụ lúa chính, và số 165 tỷ Baht còn lại của kế hoạch sẽ dành cho vụ lúa thứ hai.
Mức giá thu mua lúa tạm trữ trong chương trình này sẽ bằng với lần trước. Trong đó, giá mua cam kết khởi điểm mà Chính phủ Thái Lan đưa ra là 15.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thường, 20.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thơm Hom Mali ở khu vực Đông Bắc, 18.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thơm các tỉnh, và 16.000 Baht/tấn đối với thóc nếp hạt dài vào thóc gạo thơm Pathum Thani.
Chính sách mua thóc tạm trữ là một trong những cam kết chủ chốt của chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra khi lên cầm quyền vào năm ngoái. Theo ước tính, Chính phủ của bà Yingluck đã chi hơn 300 tỷ Baht (hơn 9,6 tỷ USD) cho chương trình mua thóc tạm trữ trong năm tài khóa 2012 kết thúc vào ngày 30/9 tới đây.
Giới phê bình cho rằng, chương trình này bóp méo giá cả và gây tốn kém lớn, vì mức giá cam kết cao hơn tới 40% so với giá lúa gạo toàn cầu. Theo dự báo, thiệt hại tài chính mà chương trình này gây ra có thể lên tới 100 tỷ Baht (hơn 3,2 tỷ USD) trong tài khóa này. Con số thua lỗ thậm chí còn có thể lớn hơn nếu vụ lúa của Thái Lan không chịu ảnh hưởng bởi trận lụt tệ hại hồi năm ngoái.
Do giá gạo ở Thái Lan bị đẩy lên cao theo chương trình tạm trữ, gạo nước này lâm cảnh ế ẩm và khó cạnh tranh nổi với gạo Ấn Độ hay Việt Nam có giá phải chăng hơn. Thậm chí, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã phải nhập gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam qua Campuchia để đáp ứng đơn hàng, đẩy giá gạo, nhất là gạo tấm, ở ĐBSCL ở Việt Nam tăng thời gian gần đây.
Ông Korbsook Iamsuri, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã thúc giục Chính phủ nước này xả kho tạm trữ gạo để cải thiện tình hình.
Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ Thái Lan mới chỉ có kế hoạch xả 750.000 tấn gạo từ kho tạm trữ này. Trong niên vụ 2011-2012, Chính phủ Thái đã mua 16 triệu tấn thóc tạm trữ.
“Một khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, Chính phủ nên thúc đẩy tốc độ xả kho thóc tạm trữ. Nếu không, chi phí sẽ rất tốn kém và thua lỗ sẽ tăng”, ông Korbsook nói.
Báo Bangkok Post của Thái cho biết, tuần trước, Chính phủ Thái Lan mở đợt đấu thầu để bán ra 750.000 tấn gạo từ kho lúa gạo tạm trữ của nước này, nhưng chỉ bán được có 232.596 tấn. Số gạo 517.404 tấn gạo còn lại sẽ được Chính phủ Thái bán trong một đợt đấu thầu tổ chức trong 2 tuần tới đây.
Cũng theo báo này, vào ngày 3/9, Ủy ban Chính sách gạo Quốc gia của Thái Lan đã nhất trí chi 405 tỷ Baht vốn lưu động để mua thóc tạm trữ trong 2 vụ tới. Sản lượng thóc hai vụ tới của nước này được dự báo đạt mức 33 triệu tấn. Trong đó, dự kiến sẽ có 25,9 triệu tấn thóc tham gia vào chương trình tạm trữ này trong thời gian 1 năm bắt đầu từ ngày 1/10 tới đây.
Theo kế hoạch của Bộ Thương mại Thái Lan, thì số tiền 240 tỷ Baht (7,7 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho vụ lúa chính, và số 165 tỷ Baht còn lại của kế hoạch sẽ dành cho vụ lúa thứ hai.
Mức giá thu mua lúa tạm trữ trong chương trình này sẽ bằng với lần trước. Trong đó, giá mua cam kết khởi điểm mà Chính phủ Thái Lan đưa ra là 15.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thường, 20.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thơm Hom Mali ở khu vực Đông Bắc, 18.000 Baht/tấn đối với thóc gạo thơm các tỉnh, và 16.000 Baht/tấn đối với thóc nếp hạt dài vào thóc gạo thơm Pathum Thani.
Chính sách mua thóc tạm trữ là một trong những cam kết chủ chốt của chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra khi lên cầm quyền vào năm ngoái. Theo ước tính, Chính phủ của bà Yingluck đã chi hơn 300 tỷ Baht (hơn 9,6 tỷ USD) cho chương trình mua thóc tạm trữ trong năm tài khóa 2012 kết thúc vào ngày 30/9 tới đây.
Giới phê bình cho rằng, chương trình này bóp méo giá cả và gây tốn kém lớn, vì mức giá cam kết cao hơn tới 40% so với giá lúa gạo toàn cầu. Theo dự báo, thiệt hại tài chính mà chương trình này gây ra có thể lên tới 100 tỷ Baht (hơn 3,2 tỷ USD) trong tài khóa này. Con số thua lỗ thậm chí còn có thể lớn hơn nếu vụ lúa của Thái Lan không chịu ảnh hưởng bởi trận lụt tệ hại hồi năm ngoái.
Do giá gạo ở Thái Lan bị đẩy lên cao theo chương trình tạm trữ, gạo nước này lâm cảnh ế ẩm và khó cạnh tranh nổi với gạo Ấn Độ hay Việt Nam có giá phải chăng hơn. Thậm chí, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã phải nhập gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam qua Campuchia để đáp ứng đơn hàng, đẩy giá gạo, nhất là gạo tấm, ở ĐBSCL ở Việt Nam tăng thời gian gần đây.
Ông Korbsook Iamsuri, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã thúc giục Chính phủ nước này xả kho tạm trữ gạo để cải thiện tình hình.
Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ Thái Lan mới chỉ có kế hoạch xả 750.000 tấn gạo từ kho tạm trữ này. Trong niên vụ 2011-2012, Chính phủ Thái đã mua 16 triệu tấn thóc tạm trữ.
“Một khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, Chính phủ nên thúc đẩy tốc độ xả kho thóc tạm trữ. Nếu không, chi phí sẽ rất tốn kém và thua lỗ sẽ tăng”, ông Korbsook nói.