Thái Lan khư khư “ôm” gạo chờ giá tăng
Thái Lan kiên quyết “ôm” kho gạo tạm trữ lớn kỷ lục với niềm tin rằng mặt hàng này sẽ tăng giá
Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, kiên quyết “ôm” kho gạo tạm trữ lớn kỷ lục với niềm tin rằng, đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ ở Mỹ sẽ đẩy mặt hàng này tăng giá.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thông tin trên vừa được Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, ông Boonsong Teriyapirom, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn diễn ra vào ngày hôm qua (16/8).
Theo chương trình mua thóc gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan, nước này có thể mua vào thêm 20 triệu tấn thóc nữa. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, kho thóc tạm trữ của Thái Lan có thể lên mức 12,1 triệu tấn quy gạo vào năm 2012-2013. Thái Lan có kế hoạch chi thêm 260 tỷ Baht, tương đương 8,3 tỷ USD để gia hạn chương trình mua thóc tạm trữ trên giá thị trường để tăng thu nhập cho nông dân.
“Chúng tôi không có gì phải vội bán gạo tạm trữ. Chúng tôi sẽ chờ đúng lúc, đúng giá mới bán”, ông Boonsong tuyên bố.
Kho thóc gạo tạm trữ của Thái Lan đang được xem như một “tấm đệm” trong bối cảnh dự trữ lương thực toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm khi mà thời tiết khô hạn ở Mỹ đẩy giá ngô và đậu tương tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, chính sách mua thóc tạm trữ của Chính phủ Thái, dù hỗ trợ nông dân nước này, có thể đe dọa ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan do các nước nhập khẩu gạo chọn mua gạo của Ấn Độ và Việt Nam với mức giá rẻ hơn khoảng 30%.
“Thị trường đã đưa ra những dự báo về giá gạo sẽ tăng do tình hình thời tiết ở Mỹ. Tôi không cho là giá gạo sẽ giảm trong năm nay. Tôi hy vọng chúng tôi có thể bán nhiều gạo hơn ở mức giá cao hơn”, ông Boonsong nói.
Kể từ cuối tháng 5 trở lại đây, giá gạo giao sau tại thị trường Chicago đã tăng 7,2% do dự báo về sản lượng giảm và khả năng Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, cũng như hạn hán phá hủy vụ ngô ở Mỹ. Giá ngô và đậu tương đều đã tăng cao kỷ lục, làm chi phí lương thực toàn cầu gia tăng thêm 6,2% trong tháng 7, theo ước tính của Liên hiệp quốc. Hôm 10/8 vừa qua, Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm nay sẽ thấp hơn dự báo.
Ông Boonsong cho biết, từ khi chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Chính phủ Thái Lan đã chi 260 tỷ Baht để mua vào 16 triệu tấn thóc.
Đầu tháng 8, chuyên gia kinh tế trưởng Concepcion Calpe của FAO nhận định, Thái Lan có thể sẽ cần phải bán một phần gạo tạm trữ trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu vào tháng 10-11 tới. Theo dự báo của Bloomberg hồi đầu tháng, giá gạo trắng loại 5% tấm của Thái Lan sẽ giảm 15% xuống còn 480 USD/tấn vào cuối năm nay.
Trong khi đó, ông Shenggen Fan, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế có trụ sở ở Washington, Mỹ, phát biểu hôm 14/8 rằng, thế giới sẽ sớm đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực do hạn hán phá hủy mùa ngô ở Mỹ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới. Giá ngô tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 8,49 USD/bushel vào hôm 10/8.
Ngoài ra, mùa mưa năm nay với lượng mưa thấp nhất kể từ năm 2009 có thể khiến sản lượng gạo của Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ nhì thế giới, suy giảm từ mức kỷ lục trong vụ trước.
Hôm 13/8, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế dự báo, sản lượng gạo vụ lúa gieo hạt trong mùa mưa năm nay ở Ấn sẽ thấp hơn 5-7 triệu tấn so với mức kỷ lục 91,5 triệu tấn của vụ năm ngoái.
Ông Boonsong cho biết, Thái Lan đã tìm cách bán gạo trực tiếp cho các nước khác theo kênh chính phủ sau khi các nhà xuất khẩu gạo tư nhân của nước này chào bán với mức giá quá thấp. Theo ông Boonsong, các hợp đồng xuất khẩu gạo theo kênh chính phủ có thể đưa lượng gạo xuất khẩu của Thái lên mức 9 triệu tấn trong năm nay.
“Chúng tôi muốn giá gạo xuất khẩu tăng. Mức giá gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan, bao gồm từ cả khu vực chính phủ và tư nhân, hiện ở mức trên 600 USD/tấn”, ông Boonsong nói.
Cũng theo ông Boonsong, Thái Lan đã đạt thỏa thuận bán 2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc và 1 triệu tấn gạo cho Indonesia theo kênh chính phủ. Thái Lan đã bắt đầu giao hàng cho phía Trung Quốc và sẽ giao hàng cho Indonesia từ tháng tới. Ngoài ra, nước này cũng đang đàm phán bán 500.000 tấn gạo cho Philippines.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc có thể nhập 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay, trong khi Indonesia có thể nhập 1,25 triệu tấn. Số liệu của FAO hôm 6/8 cho thấy, từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo FAO, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt nam có thể đã giảm 4,2%, còn 6,8 triệu tấn, trong khi khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể đã tăng lên mức kỷ lục 6,5 triệu tấn.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thông tin trên vừa được Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan, ông Boonsong Teriyapirom, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn diễn ra vào ngày hôm qua (16/8).
Theo chương trình mua thóc gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan, nước này có thể mua vào thêm 20 triệu tấn thóc nữa. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, kho thóc tạm trữ của Thái Lan có thể lên mức 12,1 triệu tấn quy gạo vào năm 2012-2013. Thái Lan có kế hoạch chi thêm 260 tỷ Baht, tương đương 8,3 tỷ USD để gia hạn chương trình mua thóc tạm trữ trên giá thị trường để tăng thu nhập cho nông dân.
“Chúng tôi không có gì phải vội bán gạo tạm trữ. Chúng tôi sẽ chờ đúng lúc, đúng giá mới bán”, ông Boonsong tuyên bố.
Kho thóc gạo tạm trữ của Thái Lan đang được xem như một “tấm đệm” trong bối cảnh dự trữ lương thực toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm khi mà thời tiết khô hạn ở Mỹ đẩy giá ngô và đậu tương tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, chính sách mua thóc tạm trữ của Chính phủ Thái, dù hỗ trợ nông dân nước này, có thể đe dọa ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan do các nước nhập khẩu gạo chọn mua gạo của Ấn Độ và Việt Nam với mức giá rẻ hơn khoảng 30%.
“Thị trường đã đưa ra những dự báo về giá gạo sẽ tăng do tình hình thời tiết ở Mỹ. Tôi không cho là giá gạo sẽ giảm trong năm nay. Tôi hy vọng chúng tôi có thể bán nhiều gạo hơn ở mức giá cao hơn”, ông Boonsong nói.
Kể từ cuối tháng 5 trở lại đây, giá gạo giao sau tại thị trường Chicago đã tăng 7,2% do dự báo về sản lượng giảm và khả năng Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, cũng như hạn hán phá hủy vụ ngô ở Mỹ. Giá ngô và đậu tương đều đã tăng cao kỷ lục, làm chi phí lương thực toàn cầu gia tăng thêm 6,2% trong tháng 7, theo ước tính của Liên hiệp quốc. Hôm 10/8 vừa qua, Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo sản lượng gạo toàn cầu năm nay sẽ thấp hơn dự báo.
Ông Boonsong cho biết, từ khi chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái đến nay, Chính phủ Thái Lan đã chi 260 tỷ Baht để mua vào 16 triệu tấn thóc.
Đầu tháng 8, chuyên gia kinh tế trưởng Concepcion Calpe của FAO nhận định, Thái Lan có thể sẽ cần phải bán một phần gạo tạm trữ trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu vào tháng 10-11 tới. Theo dự báo của Bloomberg hồi đầu tháng, giá gạo trắng loại 5% tấm của Thái Lan sẽ giảm 15% xuống còn 480 USD/tấn vào cuối năm nay.
Trong khi đó, ông Shenggen Fan, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế có trụ sở ở Washington, Mỹ, phát biểu hôm 14/8 rằng, thế giới sẽ sớm đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực do hạn hán phá hủy mùa ngô ở Mỹ, nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới. Giá ngô tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 8,49 USD/bushel vào hôm 10/8.
Ngoài ra, mùa mưa năm nay với lượng mưa thấp nhất kể từ năm 2009 có thể khiến sản lượng gạo của Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ nhì thế giới, suy giảm từ mức kỷ lục trong vụ trước.
Hôm 13/8, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế dự báo, sản lượng gạo vụ lúa gieo hạt trong mùa mưa năm nay ở Ấn sẽ thấp hơn 5-7 triệu tấn so với mức kỷ lục 91,5 triệu tấn của vụ năm ngoái.
Ông Boonsong cho biết, Thái Lan đã tìm cách bán gạo trực tiếp cho các nước khác theo kênh chính phủ sau khi các nhà xuất khẩu gạo tư nhân của nước này chào bán với mức giá quá thấp. Theo ông Boonsong, các hợp đồng xuất khẩu gạo theo kênh chính phủ có thể đưa lượng gạo xuất khẩu của Thái lên mức 9 triệu tấn trong năm nay.
“Chúng tôi muốn giá gạo xuất khẩu tăng. Mức giá gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan, bao gồm từ cả khu vực chính phủ và tư nhân, hiện ở mức trên 600 USD/tấn”, ông Boonsong nói.
Cũng theo ông Boonsong, Thái Lan đã đạt thỏa thuận bán 2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc và 1 triệu tấn gạo cho Indonesia theo kênh chính phủ. Thái Lan đã bắt đầu giao hàng cho phía Trung Quốc và sẽ giao hàng cho Indonesia từ tháng tới. Ngoài ra, nước này cũng đang đàm phán bán 500.000 tấn gạo cho Philippines.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc có thể nhập 1,5 triệu tấn gạo trong năm nay, trong khi Indonesia có thể nhập 1,25 triệu tấn. Số liệu của FAO hôm 6/8 cho thấy, từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo FAO, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt nam có thể đã giảm 4,2%, còn 6,8 triệu tấn, trong khi khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể đã tăng lên mức kỷ lục 6,5 triệu tấn.