Thâm hụt thương mại của Mỹ lại lập kỷ lục mới
Rủng rỉnh tiền kích cầu, người tiêu dùng Mỹ mạnh tay mua sắm hàng hoá nhập khẩu...
Thâm hụt thương mại Mỹ lập đỉnh cao mới trong tháng 3, khi người tiêu dùng rủng rỉnh tiền kích cầu từ Chính phủ tiếp tục mạnh tay sắm những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Hãng tin CNBC dẫn số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/5 cho biết thâm hụt thương mại của nước này tăng lên mức 74,4 tỷ USD trong 3.
Khoản thâm hụt khổng lồ này được ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới giữ đà phục hồi mạnh và tiền kích cầu chảy vào túi người dân. Trong quý 1, kinh tế Mỹ tăng trưởng 6,4%, và trong tháng 3, phần đông người dân nước này nhận được mỗi người một tấm séc trị giá 1.400 tỷ USD từ kế hoạch 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.
Đây là mức thâm hụt lớn nhất của cán cân xuất-nhập khẩu Mỹ kể từ ít nhất tháng 1/1992, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xa mức thâm hụt 70,5 tỷ USD của tháng 2.
Xuất khẩu tháng 2 của Mỹ có tăng, với mức tăng 200 tỷ USD, tương đương tăng 6,6%. Tuy nhiên, mức tăng này bị lấn át bởi mức tăng 274,5 tỷ USD của nhập khẩu, tương đương tăng 6,3%.
Trong đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc tăng hơn 22% so với cùng kỳ 2020, lên mức 36,9 tỷ USD. Thâm hụt với Mexico tăng 23,5%, lên mức 8,4 tỷ USD.
Thời Tổng thống Donald Trump, thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ, đặc biệt với Trung Quốc và Mexico, là lý do khiến Washington mạnh tay áp thuế lên hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia này. Đến nay, thương chiến Mỹ-Trung chưa được giải quyết và và thâm hụt thương mại Mỹ vẫn ngày một lớn hơn. Chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện giữ lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, tiếp tục giữ việc áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc.
“Tiền kích cầu đã góp phần giúp người Mỹ duy trì chi tiêu trong suốt thời gian đại dịch. Tuy nhiên, hạn chế đối với những lĩnh vực tiêu dùng có mức độ tiếp xúc cao đã khiến người dân chuyển hướng từ chỗ đổ tiền vào những dịch vụ trong nước sang mua sắm hàng hoá, mà phần lớn là hàng nhập khẩu từ nước ngoài”, chuyên gia kinh tế Bill Adams của PNC viết trong một báo cáo.
Xuất khẩu tháng 2 của Mỹ có tăng, với mức tăng 200 tỷ USD, tương đương tăng 6,6%. Tuy nhiên, mức tăng này bị lấn át bởi mức tăng 274,5 tỷ USD của nhập khẩu, tương đương tăng 6,3%.
Tuy nhiên, ông Adams cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm xuống trong những tháng sắp tới.
“Khi đại dịch được kiểm soát ở Mỹ, người tiêu dùng Mỹ sẽ chi ít hơn vào hàng hoá nhập khẩu và tăng chi vào các dịch vụ trong nước. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở các nước khác sẽ mua thêm hàng hoá Mỹ khi nền kinh tế của nước họ hồi phục thêm”, ông nói.
Theo số liệu từ Cục Thống kê dân số Mỹ (Census Bureau), thâm hụt thương mại Mỹ trong năm 2020 là 678,7 tỷ USD, tăng gần 18% so với mức thâm hụt của năm 2019.