Tham vọng dầu lửa của Trung Quốc ở Bắc Mỹ
Các khách Trung Quốc có thể đã trả “quá tay” trong những thương vụ gần đây
Những năm gần đây, các công ty dầu khí của Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ USD để thâu tóm tài sản ở nước ngoài. Trong đó, Bắc Mỹ chính thị trường được các “đại gia” dầu lửa đến từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới hứng thú nhất.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic cho biết, từ năm 2008 tới nay, các công ty dầu khí Trung Quốc đã chi 44,2 tỷ USD để thâu tóm các công ty năng lượng của Mỹ và Canada cùng các mỏ dầu và khí ở khu vực này. Con số này lớn hơn số tiền mà các công ty dầu khí Trung Quốc chi ra để thâu tóm tài sản ở châu Phi, Mỹ Latin, châu Âu hay bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Vào năm 2005, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gặp phải sự phản đối chính trị khi chào mua hãng dầu lửa Unocal của Mỹ và rốt cục phải bỏ cuộc. Nhưng kể từ đó, các vụ thâu tóm mỏ dầu mà Trung Quốc thực hiện ở Mỹ đã không còn bị Washington “soi” nhiều như trước, một phần vì Trung Quốc thường không mua các công ty có quy mô toàn cầu, và các khoản đầu tư của họ được chào đón trong ngành năng lượng vốn đang ngày càng khát vốn.
Phần lớn tiền của Trung Quốc rót vào khu vực Bắc Mỹ nhằm vào lĩnh vực dầu cát. “Đây là một mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng”, ông Gordon Houlden, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Alberta của Canada, nhận định. Theo ông Houlden, trong số trữ lượng dầu cát đang được rao bán trên toàn cầu, một nửa nằm ở phía Tây của Canada.
Đầu năm nay, CNOOC đã chi 15 tỷ USD để mua công ty năng lượng Nexen có trụ sở ở Calgary, Canada, đánh dấu vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc. Vụ thâu tóm này cũng mang đến cho CNOOC cổ phần trong một mỏ dầu khí trên khu vực Vịnh Mexico của Mỹ.
Ngoài CNOOC, các tập đoàn dầu lửa quốc doanh Trung Quốc thực hiện các vụ thâu tóm ở thị trường Bắc Mỹ còn có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinochem).
Theo ông Dereck Scissors, học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, các công ty Trung Quốc có xu hướng chi thoải mái để thâu tóm tài sản. “Họ trả giá cao hơn bình thường để công ty là mục tiêu mua lại có thể giải quyết các rào cản”, ông Scissors nói. Ngoài ra, ông Scissors cũng nhấn mạnh việc các công ty Trung Quốc rất dồi dào tiền mặt để đầu tư.
Một số nhà phân tích đồng tình với quan điểm cho rằng, các khách Trung Quốc có thể đã trả “quá tay” trong những thương vụ gần đây. Đầu năm nay, Sinochem đã mua tài sản dầu khí ở Texas Mỹ, của công ty Pioneer Natural Resources với mức giá cao hơn 40% so với kỳ vọng của giới phân tích. Tương tự, CNOOC trả giá cao hơn dự báo 60% cho Nexen, còn Sinopec trả cao hơn 44% để mua tài sản dầu cát của Daylight Energy.
Tuy nhiên, cũng có những nhà phân tích cho rằng, mức độ đắt đỏ của các thương vụ sẽ giảm xuống nếu tính tới những tài sản vô hình giá trị như nhân viên được đào tạo bài bản và công nghệ đỉnh cao của các công ty được các tập đoàn dầu lửa Trung Quốc bỏ tiền thâu tóm.
Tại Mỹ, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất từ Canada, đã xuất hiện một số lo ngại rằng, các công ty Trung Quốc có thể thâu tóm hết các tài sản có thể mua ở Canada để đưa nguồn dầu khí khai thác được qua Thái Bình Dương về phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong nước. Chỉ hai năm sau khi vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất.
Đầu năm nay, Nexen, công ty thuộc quyền sở hữu của CNOOC, đã bàn chuyện sử dụng các toa xe đường sắt để vận chuyện dầu thô từ phía Tây tới cảng Prince Rupert trên bờ biển Thái Bình Dương để xuất khẩu sang châu Á. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra về vấn đề này.
Do hiện có rất ít tuyến đường để xuất khẩu dầu khí với khối lượng lớn sang Trung Quốc, không rõ liệu các công ty Trung Quốc có ý định nắm giữ các tài sản dầu khí ở Canada trong bao lâu. Cách đây ít hôm, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của Sinopec ở Bắc Kinh nói rằng, tập đoàn này quan tâm đến việc bán bớt một nửa trong số hai tài sản khí đá phiến lớn nhất mà Sinopec đang nắm giữ ở Canada.
Các vụ thâu tóm của Trung Quốc được ngành dầu khí Canada hồ hởi đón nhận, bởi các thỏa thuận này đem đến nguồn vốn đầu tư cần thiết. Tuy nhiên, tốc độ thâu tóm nhanh chóng cũng đã dẫn tới sự phản đối. Năm ngoái, Chính phủ Canada đã thắt chặt quy định về đầu tư nước ngoài, trong đó cấm các công ty quốc doanh nước ngoài thâu tóm tài sản dầu cát với giá trị trên 330 triệu USD.
Đến nay, các công ty Trung Quốc vẫn rất “im ắng” về chiến lược của họ phía sau các vụ thâu tóm tài sản dầu lửa ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, có thể Trung Quốc đang quan tâm tới công nghệ tiên tiến của các công ty dầu khí ở khu vực này và muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu từ Trung Đông, nhất là Iran. Ngoài ra, các công ty dầu lửa Trung Quốc cũng vấp phải rắc rối ở một số quốc gia có độ ổn định chính trị thấp như Libya và Sudan.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu Dealogic cho biết, từ năm 2008 tới nay, các công ty dầu khí Trung Quốc đã chi 44,2 tỷ USD để thâu tóm các công ty năng lượng của Mỹ và Canada cùng các mỏ dầu và khí ở khu vực này. Con số này lớn hơn số tiền mà các công ty dầu khí Trung Quốc chi ra để thâu tóm tài sản ở châu Phi, Mỹ Latin, châu Âu hay bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.
Vào năm 2005, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gặp phải sự phản đối chính trị khi chào mua hãng dầu lửa Unocal của Mỹ và rốt cục phải bỏ cuộc. Nhưng kể từ đó, các vụ thâu tóm mỏ dầu mà Trung Quốc thực hiện ở Mỹ đã không còn bị Washington “soi” nhiều như trước, một phần vì Trung Quốc thường không mua các công ty có quy mô toàn cầu, và các khoản đầu tư của họ được chào đón trong ngành năng lượng vốn đang ngày càng khát vốn.
Phần lớn tiền của Trung Quốc rót vào khu vực Bắc Mỹ nhằm vào lĩnh vực dầu cát. “Đây là một mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng”, ông Gordon Houlden, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Alberta của Canada, nhận định. Theo ông Houlden, trong số trữ lượng dầu cát đang được rao bán trên toàn cầu, một nửa nằm ở phía Tây của Canada.
Đầu năm nay, CNOOC đã chi 15 tỷ USD để mua công ty năng lượng Nexen có trụ sở ở Calgary, Canada, đánh dấu vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc. Vụ thâu tóm này cũng mang đến cho CNOOC cổ phần trong một mỏ dầu khí trên khu vực Vịnh Mexico của Mỹ.
Ngoài CNOOC, các tập đoàn dầu lửa quốc doanh Trung Quốc thực hiện các vụ thâu tóm ở thị trường Bắc Mỹ còn có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinochem).
Theo ông Dereck Scissors, học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, các công ty Trung Quốc có xu hướng chi thoải mái để thâu tóm tài sản. “Họ trả giá cao hơn bình thường để công ty là mục tiêu mua lại có thể giải quyết các rào cản”, ông Scissors nói. Ngoài ra, ông Scissors cũng nhấn mạnh việc các công ty Trung Quốc rất dồi dào tiền mặt để đầu tư.
Một số nhà phân tích đồng tình với quan điểm cho rằng, các khách Trung Quốc có thể đã trả “quá tay” trong những thương vụ gần đây. Đầu năm nay, Sinochem đã mua tài sản dầu khí ở Texas Mỹ, của công ty Pioneer Natural Resources với mức giá cao hơn 40% so với kỳ vọng của giới phân tích. Tương tự, CNOOC trả giá cao hơn dự báo 60% cho Nexen, còn Sinopec trả cao hơn 44% để mua tài sản dầu cát của Daylight Energy.
Tuy nhiên, cũng có những nhà phân tích cho rằng, mức độ đắt đỏ của các thương vụ sẽ giảm xuống nếu tính tới những tài sản vô hình giá trị như nhân viên được đào tạo bài bản và công nghệ đỉnh cao của các công ty được các tập đoàn dầu lửa Trung Quốc bỏ tiền thâu tóm.
Tại Mỹ, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất từ Canada, đã xuất hiện một số lo ngại rằng, các công ty Trung Quốc có thể thâu tóm hết các tài sản có thể mua ở Canada để đưa nguồn dầu khí khai thác được qua Thái Bình Dương về phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong nước. Chỉ hai năm sau khi vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất.
Đầu năm nay, Nexen, công ty thuộc quyền sở hữu của CNOOC, đã bàn chuyện sử dụng các toa xe đường sắt để vận chuyện dầu thô từ phía Tây tới cảng Prince Rupert trên bờ biển Thái Bình Dương để xuất khẩu sang châu Á. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra về vấn đề này.
Do hiện có rất ít tuyến đường để xuất khẩu dầu khí với khối lượng lớn sang Trung Quốc, không rõ liệu các công ty Trung Quốc có ý định nắm giữ các tài sản dầu khí ở Canada trong bao lâu. Cách đây ít hôm, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của Sinopec ở Bắc Kinh nói rằng, tập đoàn này quan tâm đến việc bán bớt một nửa trong số hai tài sản khí đá phiến lớn nhất mà Sinopec đang nắm giữ ở Canada.
Các vụ thâu tóm của Trung Quốc được ngành dầu khí Canada hồ hởi đón nhận, bởi các thỏa thuận này đem đến nguồn vốn đầu tư cần thiết. Tuy nhiên, tốc độ thâu tóm nhanh chóng cũng đã dẫn tới sự phản đối. Năm ngoái, Chính phủ Canada đã thắt chặt quy định về đầu tư nước ngoài, trong đó cấm các công ty quốc doanh nước ngoài thâu tóm tài sản dầu cát với giá trị trên 330 triệu USD.
Đến nay, các công ty Trung Quốc vẫn rất “im ắng” về chiến lược của họ phía sau các vụ thâu tóm tài sản dầu lửa ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, có thể Trung Quốc đang quan tâm tới công nghệ tiên tiến của các công ty dầu khí ở khu vực này và muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu từ Trung Đông, nhất là Iran. Ngoài ra, các công ty dầu lửa Trung Quốc cũng vấp phải rắc rối ở một số quốc gia có độ ổn định chính trị thấp như Libya và Sudan.