Thặng dư Vietcombank sẽ được bao nhiêu?
Việc Vietcombank được giữ lại bao nhiêu phần trăm thặng dư sẽ gián tiếp quyết định giá cổ phiếu ngân hàng này
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài.
Trong số năm tên tuổi lớn của tài chính quốc tế được chọn vào danh sách, qua vòng một chỉ còn lại bốn, qua vòng hai hiện chỉ còn lại ba và sắp tới qua vòng ba sẽ còn lại hai. Chính phủ đã bật đèn xanh cho phép Vietcombank có thể bán 15% cổ phần cho hai đối tác nước ngoài.
Nếu thương thảo tốt, nước ngoài chấp nhận điều kiện thuận lợi, thì tỷ lệ cổ phần bán cho họ có thể lên tới 20% vốn điều lệ ngân hàng.
Giới đầu tư tài chính trong, ngoài nước đang theo dõi sát sao việc cổ phần hóa Vietcombank vì giá cổ phiếu Vietcombank sẽ tác động mạnh đến thị trường. Các ngân hàng đang nhìn Vietcombank nửa lo lắng, nửa hy vọng. Trong trường hợp giá bán cho đối tác chiến lược của Vietcombank vượt qua mức 100.000-150.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng), thì giá cổ phiếu các ngân hàng khác có thể dao động quanh mức hiện tại.
Còn ngược lại, giá cổ phiếu ngân hàng có khả năng giảm hơn nữa và đến lượt nó, giá chứng khoán này sẽ kéo thị trường OTC xuống sâu thêm một vài bậc, ảnh hưởng không nhỏ đến sàn niêm yết và thị trường tài chính nói chung.
Thế nhưng điểm tựa tạo sức bật trong mắt nước ngoài cho giá cổ phiếu Vietcombank, ngoài kết quả kinh doanh khả quan sáu tháng đầu năm nay đạt lợi nhuận trước thuế 1.407 tỉ đồng và được Standard and Poor’s xếp hạng tín nhiệm BB/B/Stable, là thặng dư sau khi IPO vẫn chưa được quyết định. Việc Nhà nước cho phép Vietcombank giữ lại bao nhiêu phần trăm thặng dư, cũng chính là Nhà nước gián tiếp quyết định gián tiếp giá cổ phiếu ngân hàng này.
Nhìn lại Bảo Việt, cuối cùng một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đã cổ phần hóa xong và chuyển sang hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần với vốn điều lệ 5.730 tỉ đồng, thấp hơn 1.070 tỉ đồng so với dự kiến ban đầu là 6.800 tỉ đồng.
Sau khi hơn 20% nhà đầu tư nội địa trúng đấu giá bỏ cọc và tỷ lệ cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ là 10% (trên vốn 5.730 tỉ đồng), thấp hơn dự kiến là 18% (trên vốn 6.800 tỉ đồng), Nhà nước buộc phải tăng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tại tập đoàn này lên 77,54%, tương đương 4.443 tỉ đồng (so với dự kiến 65,34%). Như vậy 1.287 tỉ đồng cổ phiếu Bảo Việt đã được phát hành thêm ra bên ngoài.
Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo Việt, phát biểu với báo chí rằng hiện tại vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 9.124 tỉ đồng, nghĩa là Bảo Việt được giữ lại phần thặng dư 3.394 tỉ đồng. Tính ra, trên cơ sở giá đấu giá bình quân và giá bán cho Công ty Bảo hiểm HSBC Insurance Asia Pacific là 72.000 đồng/cổ phiếu, Nhà nước đã thu về số thặng dư khoảng 4.600 tỉ đồng.
Có điều gì đó chưa trọn vẹn, chưa thành công như mong muốn trong cổ phần hóa Bảo Việt. Và liệu điều này có tiếp diễn với Vietcombank? Có xảy ra với các công ty lớn sẽ IPO kế tiếp Vietcombank không? Câu hỏi chưa có lời đáp!
Cũng cần phải nói thêm số thặng dư Nhà nước thu về từ Bảo Việt đã lớn hơn số vốn Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp này. Liệu cổ phần hóa có đảm bảo cho Bảo Việt thay đổi phương thức quản trị kinh doanh? Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, có quyền quyết định mọi vấn đề trong doanh nghiệp.
Trước đây và ngay cả bây giờ đã có ý kiến vì sao Nhà nước không mang Bảo Việt hay Vietcombank ra nước ngoài đấu giá (phần bán cho nước ngoài). Như thế có thể thu hút được nhiều đối tác tham gia hơn. Song ý kiến khác lại cho rằng, việc Nhà nước giữ lại phần thặng dư từ phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, là trái thông lệ quốc tế, sẽ không được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khi ấy giá phát hành ở nước ngoài có thể sẽ không cao hơn giá phát hành trong nước. Nghịch lý sẽ xảy ra.
Với Vietcombank, nếu Nhà nước thu về 100% thặng dư sau IPO, nghịch lý vẫn có thể diễn ra. Lấy Eximbank làm thí dụ. Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ 2.800 tỉ đồng (sẽ nâng lên khoảng 4.000 tỉ đồng khi bán cho nước ngoài và chia 15% cổ tức bằng cổ phiếu vào năm 2008), thặng dư 3.500 tỉ đồng từ bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong nước.
Sau khi bán 15% cổ phần cho Sumitomo (dự kiến ký kết chính thức trong tháng 10 tới khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép) và 15% nữa cho hai quỹ nước ngoài, Eximbank sẽ có số thặng dư khoảng 10.000 tỉ đồng.
Xét về thương hiệu, quy mô, kinh nghiệm, năng lực, tiềm lực tài chính... Eximbank đều kém Vietcombank. Nếu vốn điều lệ của Vietcombank sau khi cổ phần hóa khoảng 14.000-15.000 tỉ đồng, thặng dư không có, thì vốn chủ sở hữu của Vietcombank và Eximbank tương đương nhau.
Giá giao dịch Eximbank trên thị trường OTC hiện chừng 6,5 triệu đồng/cổ phiếu (mệnh giá 1 triệu đồng). Tính trên vốn chủ sở hữu vào năm sau, giá sổ sách cổ phiếu Eximbank sẽ khoảng 2-2,2 triệu đồng.
Cùng mức vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư liệu có chấp nhận trả giá cổ phiếu Vietcombank gấp 7-8 lần giá sổ sách cổ phiếu Eximbank? Nếu không, nghịch lý sẽ là giá cổ phiếu Vietcombank sẽ cao hơn nhiều lần giá cổ phiếu ngân hàng cổ phần xét về giá trị thực. Và thị trường sẽ phải làm nhiệm vụ điều chỉnh, đưa giá cổ phiếu các ngân hàng về mức cân bằng, đúng với giá trị của nó. Sự điều chỉnh, nếu có, người gánh chịu không ai khác, sẽ là nhà đầu tư!
Trong số năm tên tuổi lớn của tài chính quốc tế được chọn vào danh sách, qua vòng một chỉ còn lại bốn, qua vòng hai hiện chỉ còn lại ba và sắp tới qua vòng ba sẽ còn lại hai. Chính phủ đã bật đèn xanh cho phép Vietcombank có thể bán 15% cổ phần cho hai đối tác nước ngoài.
Nếu thương thảo tốt, nước ngoài chấp nhận điều kiện thuận lợi, thì tỷ lệ cổ phần bán cho họ có thể lên tới 20% vốn điều lệ ngân hàng.
Giới đầu tư tài chính trong, ngoài nước đang theo dõi sát sao việc cổ phần hóa Vietcombank vì giá cổ phiếu Vietcombank sẽ tác động mạnh đến thị trường. Các ngân hàng đang nhìn Vietcombank nửa lo lắng, nửa hy vọng. Trong trường hợp giá bán cho đối tác chiến lược của Vietcombank vượt qua mức 100.000-150.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng), thì giá cổ phiếu các ngân hàng khác có thể dao động quanh mức hiện tại.
Còn ngược lại, giá cổ phiếu ngân hàng có khả năng giảm hơn nữa và đến lượt nó, giá chứng khoán này sẽ kéo thị trường OTC xuống sâu thêm một vài bậc, ảnh hưởng không nhỏ đến sàn niêm yết và thị trường tài chính nói chung.
Thế nhưng điểm tựa tạo sức bật trong mắt nước ngoài cho giá cổ phiếu Vietcombank, ngoài kết quả kinh doanh khả quan sáu tháng đầu năm nay đạt lợi nhuận trước thuế 1.407 tỉ đồng và được Standard and Poor’s xếp hạng tín nhiệm BB/B/Stable, là thặng dư sau khi IPO vẫn chưa được quyết định. Việc Nhà nước cho phép Vietcombank giữ lại bao nhiêu phần trăm thặng dư, cũng chính là Nhà nước gián tiếp quyết định gián tiếp giá cổ phiếu ngân hàng này.
Nhìn lại Bảo Việt, cuối cùng một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đã cổ phần hóa xong và chuyển sang hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần với vốn điều lệ 5.730 tỉ đồng, thấp hơn 1.070 tỉ đồng so với dự kiến ban đầu là 6.800 tỉ đồng.
Sau khi hơn 20% nhà đầu tư nội địa trúng đấu giá bỏ cọc và tỷ lệ cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ là 10% (trên vốn 5.730 tỉ đồng), thấp hơn dự kiến là 18% (trên vốn 6.800 tỉ đồng), Nhà nước buộc phải tăng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tại tập đoàn này lên 77,54%, tương đương 4.443 tỉ đồng (so với dự kiến 65,34%). Như vậy 1.287 tỉ đồng cổ phiếu Bảo Việt đã được phát hành thêm ra bên ngoài.
Ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo Việt, phát biểu với báo chí rằng hiện tại vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 9.124 tỉ đồng, nghĩa là Bảo Việt được giữ lại phần thặng dư 3.394 tỉ đồng. Tính ra, trên cơ sở giá đấu giá bình quân và giá bán cho Công ty Bảo hiểm HSBC Insurance Asia Pacific là 72.000 đồng/cổ phiếu, Nhà nước đã thu về số thặng dư khoảng 4.600 tỉ đồng.
Có điều gì đó chưa trọn vẹn, chưa thành công như mong muốn trong cổ phần hóa Bảo Việt. Và liệu điều này có tiếp diễn với Vietcombank? Có xảy ra với các công ty lớn sẽ IPO kế tiếp Vietcombank không? Câu hỏi chưa có lời đáp!
Cũng cần phải nói thêm số thặng dư Nhà nước thu về từ Bảo Việt đã lớn hơn số vốn Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp này. Liệu cổ phần hóa có đảm bảo cho Bảo Việt thay đổi phương thức quản trị kinh doanh? Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, có quyền quyết định mọi vấn đề trong doanh nghiệp.
Trước đây và ngay cả bây giờ đã có ý kiến vì sao Nhà nước không mang Bảo Việt hay Vietcombank ra nước ngoài đấu giá (phần bán cho nước ngoài). Như thế có thể thu hút được nhiều đối tác tham gia hơn. Song ý kiến khác lại cho rằng, việc Nhà nước giữ lại phần thặng dư từ phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn, là trái thông lệ quốc tế, sẽ không được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Khi ấy giá phát hành ở nước ngoài có thể sẽ không cao hơn giá phát hành trong nước. Nghịch lý sẽ xảy ra.
Với Vietcombank, nếu Nhà nước thu về 100% thặng dư sau IPO, nghịch lý vẫn có thể diễn ra. Lấy Eximbank làm thí dụ. Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ 2.800 tỉ đồng (sẽ nâng lên khoảng 4.000 tỉ đồng khi bán cho nước ngoài và chia 15% cổ tức bằng cổ phiếu vào năm 2008), thặng dư 3.500 tỉ đồng từ bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong nước.
Sau khi bán 15% cổ phần cho Sumitomo (dự kiến ký kết chính thức trong tháng 10 tới khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép) và 15% nữa cho hai quỹ nước ngoài, Eximbank sẽ có số thặng dư khoảng 10.000 tỉ đồng.
Xét về thương hiệu, quy mô, kinh nghiệm, năng lực, tiềm lực tài chính... Eximbank đều kém Vietcombank. Nếu vốn điều lệ của Vietcombank sau khi cổ phần hóa khoảng 14.000-15.000 tỉ đồng, thặng dư không có, thì vốn chủ sở hữu của Vietcombank và Eximbank tương đương nhau.
Giá giao dịch Eximbank trên thị trường OTC hiện chừng 6,5 triệu đồng/cổ phiếu (mệnh giá 1 triệu đồng). Tính trên vốn chủ sở hữu vào năm sau, giá sổ sách cổ phiếu Eximbank sẽ khoảng 2-2,2 triệu đồng.
Cùng mức vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư liệu có chấp nhận trả giá cổ phiếu Vietcombank gấp 7-8 lần giá sổ sách cổ phiếu Eximbank? Nếu không, nghịch lý sẽ là giá cổ phiếu Vietcombank sẽ cao hơn nhiều lần giá cổ phiếu ngân hàng cổ phần xét về giá trị thực. Và thị trường sẽ phải làm nhiệm vụ điều chỉnh, đưa giá cổ phiếu các ngân hàng về mức cân bằng, đúng với giá trị của nó. Sự điều chỉnh, nếu có, người gánh chịu không ai khác, sẽ là nhà đầu tư!