Thanh khoản địa ốc Bắc - Nam cùng chững lại
Diễn biến thanh khoản địa ốc tại Hà Nội và Tp.HCM đang không ủng hộ các nhà đầu tư sơ cấp lẫn thứ cấp
Savills Việt Nam vừa công bố khảo sát giá nhà ở trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2017 tại Hà Nội và Tp.HCM với những diễn biến có phần trái chiều của hai thị trường lớn nhất nước này.
Thanh khoản cùng sụt giảm
Theo báo cáo được đơn vị tư vấn công bố ngày 17/5, tại Hà Nội, giá nhà có biến động bất lợi cho người bán thể hiện qua chỉ số giá nhà ở đạt 106,6 điểm, giảm khoảng 1% theo quý và theo năm. Giá bán trung bình đạt mức 27,4 triệu đồng/m2 do giá thứ cấp giảm ở một số dự án bởi áp lực tăng nguồn cung.
Đáng chú ý, tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường sơ cấp chỉ đạt khoảng 27%, giảm 4% theo quý và giảm 8% theo năm do nguồn cung lớn. Khoảng 6.460 căn đã bán tính từ đầu năm đến nay, giảm 2% theo quý nhưng tăng 15% theo năm.
Theo Savills, dù vậy thị trường vẫn được dự báo sẽ duy trì hoạt động ổn định trong thời gian tới với nhiều sản phẩm đa chức năng hơn. Tập trung vào phân khúc nhà ở giá rẻ, chủ yếu là các dự án quy mô lớn ở các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Từ Liêm và Thanh Xuân…
Trong khi đó, tại Tp.HCM, trong suốt từ 2016, giá nhà tăng đáng kể do có nhiều dự án trung và cao cấp gia nhập thị trường trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, mức tăng đã có dấu hiệu chững lại với chỉ số đạt 92 điểm, không đổi theo quý và tăng 1 điểm theo năm.
Sau khi ghi nhận lượng giao dịch kỷ lục trong 5 năm qua tại thời điểm cuối 2016, số căn hấp thụ trong những tháng đầu năm 2017 đến nay có giảm đáng kể với khoảng 13% theo quý. Tỷ lệ hấp thụ trung bình cũng giảm khoảng 1% so với quý trước, do lượng giao dịch nhà cao cấp và trung cấp giảm lần lượt 50% và 35% theo quý. Trong khi đó nhà ở giá mềm hoạt động tốt, với số căn bán tăng 10% theo quý, chiếm 62% tổng lượng giao dịch.
Xu hướng phát triển mới tập trung tại khu Tây thành phố gồm các quận 6,8, Tân Phú và Bình Tân với hàng loạt các dự án giá bình dân tương lai. Quỹ đất có sẵn và cơ sở hạ tầng được cải thiện là nhân tố then chốt cho sự tăng giá lẫn thanh khoản của khu vực này.
Cho thuê hoạt động ổn định
Ở mảng văn phòng cho thuê, chỉ số hoạt động văn phòng tại Hà Nội đạt mức 63 điểm, tăng 1,5 điểm theo quý và 5,2 điểm theo năm chủ yếu nhờ công suất thuê toàn thị trường tăng 0,7 điểm % theo quý và 5,0 điểm % theo năm.
Khu vực trung tâm có chỉ số hoạt động văn phòng tăng 0,2 điểm theo quý nhưng giảm 0,4 điểm theo năm do công suất thuê khu vực này giảm 1% so với năm 2016. Chỉ số hoạt động văn phòng của khu vực ngoài trung tâm vẫn giữ xu hướng tăng 1,9% theo quý và 7,4% theo năm do tác động của giá thuê tăng 2,4% theo quý và 3,6 % theo năm.
Savills nhìn nhận, trong hai năm tới, giá thuê văn phòng tại khu vực trung tâm dự kiến sẽ tăng do khu vực này không có nguồn cung mới. Ngược lại, áp lực nguồn cung tương lai lớn sẽ khiến các tòa nhà ở khu vực ngoài trung tâm phải giảm giá thuê và đưa ra các chính sách thuê linh hoạt hơn để thu hút khách thuê.
Tại Tp.HCM, thị trường văn phòng cho thuê hoạt động cũng tương đối tốt, thể hiện qua chỉ số văn phòng đạt 87 điểm, tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm, chủ yếu do giá thuê tăng 1% theo quý. Công suất tăng 2 điểm % theo năm và giá thuê tăng 2% theo năm.
Công suất khu trung tâm đạt 97%, ổn định theo quý nhưng tăng 1 điểm % theo năm. Giá thuê trung bình tăng 1% theo quý và 2% theo năm, do nguồn cung hạn chế và nguồn cầu cao. Chỉ số khu vực trung tâm tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm.
Công suất khu ngoài trung tâm tăng khiến chỉ số khu vực này tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm.
Nếu tính từ đầu năm, tổng lượng tiêu thụ đạt 4.400 m2, giảm 65% theo quý và 83% theo năm do lượng sàn trống khan hiếm. Savills dự báo thị trường văn phòng khu vực trung tâm vẫn do bên thuê chi phối với giá thuê tăng 7% vào năm 2017.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động sẽ bị ảnh hưởng vì hai dự án quy mô lớn sẽ gia nhập thị trường vào giữa năm 2017.
Thanh khoản cùng sụt giảm
Theo báo cáo được đơn vị tư vấn công bố ngày 17/5, tại Hà Nội, giá nhà có biến động bất lợi cho người bán thể hiện qua chỉ số giá nhà ở đạt 106,6 điểm, giảm khoảng 1% theo quý và theo năm. Giá bán trung bình đạt mức 27,4 triệu đồng/m2 do giá thứ cấp giảm ở một số dự án bởi áp lực tăng nguồn cung.
Đáng chú ý, tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường sơ cấp chỉ đạt khoảng 27%, giảm 4% theo quý và giảm 8% theo năm do nguồn cung lớn. Khoảng 6.460 căn đã bán tính từ đầu năm đến nay, giảm 2% theo quý nhưng tăng 15% theo năm.
Theo Savills, dù vậy thị trường vẫn được dự báo sẽ duy trì hoạt động ổn định trong thời gian tới với nhiều sản phẩm đa chức năng hơn. Tập trung vào phân khúc nhà ở giá rẻ, chủ yếu là các dự án quy mô lớn ở các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Từ Liêm và Thanh Xuân…
Trong khi đó, tại Tp.HCM, trong suốt từ 2016, giá nhà tăng đáng kể do có nhiều dự án trung và cao cấp gia nhập thị trường trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, mức tăng đã có dấu hiệu chững lại với chỉ số đạt 92 điểm, không đổi theo quý và tăng 1 điểm theo năm.
Sau khi ghi nhận lượng giao dịch kỷ lục trong 5 năm qua tại thời điểm cuối 2016, số căn hấp thụ trong những tháng đầu năm 2017 đến nay có giảm đáng kể với khoảng 13% theo quý. Tỷ lệ hấp thụ trung bình cũng giảm khoảng 1% so với quý trước, do lượng giao dịch nhà cao cấp và trung cấp giảm lần lượt 50% và 35% theo quý. Trong khi đó nhà ở giá mềm hoạt động tốt, với số căn bán tăng 10% theo quý, chiếm 62% tổng lượng giao dịch.
Xu hướng phát triển mới tập trung tại khu Tây thành phố gồm các quận 6,8, Tân Phú và Bình Tân với hàng loạt các dự án giá bình dân tương lai. Quỹ đất có sẵn và cơ sở hạ tầng được cải thiện là nhân tố then chốt cho sự tăng giá lẫn thanh khoản của khu vực này.
Cho thuê hoạt động ổn định
Ở mảng văn phòng cho thuê, chỉ số hoạt động văn phòng tại Hà Nội đạt mức 63 điểm, tăng 1,5 điểm theo quý và 5,2 điểm theo năm chủ yếu nhờ công suất thuê toàn thị trường tăng 0,7 điểm % theo quý và 5,0 điểm % theo năm.
Khu vực trung tâm có chỉ số hoạt động văn phòng tăng 0,2 điểm theo quý nhưng giảm 0,4 điểm theo năm do công suất thuê khu vực này giảm 1% so với năm 2016. Chỉ số hoạt động văn phòng của khu vực ngoài trung tâm vẫn giữ xu hướng tăng 1,9% theo quý và 7,4% theo năm do tác động của giá thuê tăng 2,4% theo quý và 3,6 % theo năm.
Savills nhìn nhận, trong hai năm tới, giá thuê văn phòng tại khu vực trung tâm dự kiến sẽ tăng do khu vực này không có nguồn cung mới. Ngược lại, áp lực nguồn cung tương lai lớn sẽ khiến các tòa nhà ở khu vực ngoài trung tâm phải giảm giá thuê và đưa ra các chính sách thuê linh hoạt hơn để thu hút khách thuê.
Tại Tp.HCM, thị trường văn phòng cho thuê hoạt động cũng tương đối tốt, thể hiện qua chỉ số văn phòng đạt 87 điểm, tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm, chủ yếu do giá thuê tăng 1% theo quý. Công suất tăng 2 điểm % theo năm và giá thuê tăng 2% theo năm.
Công suất khu trung tâm đạt 97%, ổn định theo quý nhưng tăng 1 điểm % theo năm. Giá thuê trung bình tăng 1% theo quý và 2% theo năm, do nguồn cung hạn chế và nguồn cầu cao. Chỉ số khu vực trung tâm tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm.
Công suất khu ngoài trung tâm tăng khiến chỉ số khu vực này tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm.
Nếu tính từ đầu năm, tổng lượng tiêu thụ đạt 4.400 m2, giảm 65% theo quý và 83% theo năm do lượng sàn trống khan hiếm. Savills dự báo thị trường văn phòng khu vực trung tâm vẫn do bên thuê chi phối với giá thuê tăng 7% vào năm 2017.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động sẽ bị ảnh hưởng vì hai dự án quy mô lớn sẽ gia nhập thị trường vào giữa năm 2017.