“Thắt chặt tiền tệ từ cuối năm 2007 là hoàn toàn đúng đắn”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời “thay” Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thắt chặt tiền tệ từ cuối năm 2007
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời “thay” Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thắt chặt tiền tệ từ cuối năm 2007.
Sáng 17/11, theo kế hoạch, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên đầu tiên của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Có một số câu hỏi còn để ngỏ, và một trong số đó được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trả lời “thay”, theo chỉ định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi này được đại biểu Nguyễn Hồng Sơn đưa ra: “Chúng tôi đánh giá và các doanh nghiệp đánh giá quyết định thắt chặt tiền tệ quá đột ngột và mức độ cao vào cuối năm 2007 là một quyết định chưa đúng. Vì thế cho nên chúng tôi có đặt vấn đề là đánh giá như thế có đúng hay không? Đúng thì trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu và quan trọng nhất là biện pháp để sau này không mắc lại những tình trạng như vậy nữa?”.
Bình luận về câu hỏi trên, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng đó là một nội dung nằm trong việc kiểm điểm lại các chính sách đã thực hiện trong năm 2007, 2008 và năm 2009. Đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng sau kiểm điểm là những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành.
Bộ trưởng Phúc khẳng định: “Phải nói rằng những chính sách lớn mà Chính phủ đã trình Quốc hội được Quốc hội thông qua là hoàn toàn đúng đắn, trong đó kể cả những chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ cuối năm 2007 đầu năm 2008 và các chính sách như hiện nay”.
Phân tích mà ông đưa ra là trước những chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng tín dụng chính xác lên đến mức 53,77%, tổng phương tiện thanh toán lên đến 46,88%, Chính phủ cần kịp thời nắm bắt tình hình, đã có chính sách và phản ứng kịp thời.
Năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đưa ra mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội… Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ. Chỉ số lạm phát năm 2007 là 17%, quý 1/2008 đột biến đến 10% và nhiều dự báo tháng 6, tháng 7/2008 có thể tăng đến mức trên 20%.
“Lúc đó chúng ta đưa chính sách kịp thời là kiềm chế lạm phát, mà kiềm chế lạm phát thì thắt chặt tín dụng là điều đương nhiên. Và cuối cùng chúng ta đạt được mục tiêu của cả năm 2008. Cho nên phải khẳng định rằng những chính sách của chúng ta đã thực hiện năm 2008 là hoàn toàn đúng đắn”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận trong điều kiện thắt chặt tiền tệ thì phải có những kiềm chế nhất định trong tăng trưởng, một số doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu chung là duy trì tốc độ tăng trưởng một cách hợp lý.
Trong phần tham gia trả lời sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa nhấn mạnh lại những kết quả đã đạt được bước đầu của chính sách kích cầu. Ông cũng lưu ý là cần “nói thêm” về tỷ lệ chỉ có 20% doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn có hỗ trợ lãi suất.
Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dựa vào vốn gia đình, vốn tự có, vốn vay mượn trong nội bộ gia đình, một phần sử dụng nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, không phải 100% tiếp cận với vốn ngân hàng.
Thứ hai, nội dung gói kích cầu theo Quyết định 131 cũng hạn chế theo đối tượng như hỗ trợ cho xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…
Và thứ ba, cần xem xét ở các trường hợp cụ thể. Ở nhiều địa phương, tùy theo mức độ mạnh, yếu của nhiều doanh nghiệp hoặc tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có sự tiếp cận nguồn vốn này khác nhau. Ví dụ thành phố Đà Nẵng, kết quả điều tra cho thấy có 63% tổng số doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này, nhưng ở các địa phương khác thì thấp hơn.
Liên quan đến nội dung này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nhắc lại rằng không phải tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu vay vốn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hoặc không thuộc diện được hỗ trợ, không đáp ứng được điều kiện vay vốn do vẫn thực hiện theo cơ chế cho vay thông thường… Theo đó, con số 20% cần được nhìn nhận một cách toàn diện hơn.
Sáng 17/11, theo kế hoạch, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên đầu tiên của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Có một số câu hỏi còn để ngỏ, và một trong số đó được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trả lời “thay”, theo chỉ định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi này được đại biểu Nguyễn Hồng Sơn đưa ra: “Chúng tôi đánh giá và các doanh nghiệp đánh giá quyết định thắt chặt tiền tệ quá đột ngột và mức độ cao vào cuối năm 2007 là một quyết định chưa đúng. Vì thế cho nên chúng tôi có đặt vấn đề là đánh giá như thế có đúng hay không? Đúng thì trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đến đâu và quan trọng nhất là biện pháp để sau này không mắc lại những tình trạng như vậy nữa?”.
Bình luận về câu hỏi trên, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng đó là một nội dung nằm trong việc kiểm điểm lại các chính sách đã thực hiện trong năm 2007, 2008 và năm 2009. Đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng sau kiểm điểm là những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành.
Bộ trưởng Phúc khẳng định: “Phải nói rằng những chính sách lớn mà Chính phủ đã trình Quốc hội được Quốc hội thông qua là hoàn toàn đúng đắn, trong đó kể cả những chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ cuối năm 2007 đầu năm 2008 và các chính sách như hiện nay”.
Phân tích mà ông đưa ra là trước những chỉ số kinh tế vĩ mô không ổn định, tăng trưởng tín dụng chính xác lên đến mức 53,77%, tổng phương tiện thanh toán lên đến 46,88%, Chính phủ cần kịp thời nắm bắt tình hình, đã có chính sách và phản ứng kịp thời.
Năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đưa ra mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội… Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ. Chỉ số lạm phát năm 2007 là 17%, quý 1/2008 đột biến đến 10% và nhiều dự báo tháng 6, tháng 7/2008 có thể tăng đến mức trên 20%.
“Lúc đó chúng ta đưa chính sách kịp thời là kiềm chế lạm phát, mà kiềm chế lạm phát thì thắt chặt tín dụng là điều đương nhiên. Và cuối cùng chúng ta đạt được mục tiêu của cả năm 2008. Cho nên phải khẳng định rằng những chính sách của chúng ta đã thực hiện năm 2008 là hoàn toàn đúng đắn”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận trong điều kiện thắt chặt tiền tệ thì phải có những kiềm chế nhất định trong tăng trưởng, một số doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu chung là duy trì tốc độ tăng trưởng một cách hợp lý.
Trong phần tham gia trả lời sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa nhấn mạnh lại những kết quả đã đạt được bước đầu của chính sách kích cầu. Ông cũng lưu ý là cần “nói thêm” về tỷ lệ chỉ có 20% doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn có hỗ trợ lãi suất.
Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dựa vào vốn gia đình, vốn tự có, vốn vay mượn trong nội bộ gia đình, một phần sử dụng nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, không phải 100% tiếp cận với vốn ngân hàng.
Thứ hai, nội dung gói kích cầu theo Quyết định 131 cũng hạn chế theo đối tượng như hỗ trợ cho xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động…
Và thứ ba, cần xem xét ở các trường hợp cụ thể. Ở nhiều địa phương, tùy theo mức độ mạnh, yếu của nhiều doanh nghiệp hoặc tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có sự tiếp cận nguồn vốn này khác nhau. Ví dụ thành phố Đà Nẵng, kết quả điều tra cho thấy có 63% tổng số doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này, nhưng ở các địa phương khác thì thấp hơn.
Liên quan đến nội dung này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nhắc lại rằng không phải tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu vay vốn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hoặc không thuộc diện được hỗ trợ, không đáp ứng được điều kiện vay vốn do vẫn thực hiện theo cơ chế cho vay thông thường… Theo đó, con số 20% cần được nhìn nhận một cách toàn diện hơn.