Thay đổi chính sách và sự linh hoạt của doanh nghiệp
Trước những khó khăn của thị trường, tác động từ thay đổi chính sách... doanh nghiệp vận động như thế nào?
Trước những khó khăn của thị trường, tác động từ thay đổi chính sách... doanh nghiệp tìm cách nào để thích nghi? Chia sẻ của Tập đoàn Bảo Việt và Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt - hai doanh nghiệp nằm trong Chương trình Thương hiệu mạnh - đã phần nào giải đáp câu hỏi này.
Tại Tập đoàn Bảo Việt, vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được đặt ra. “Thoát” khỏi chiếc áo đã chật được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt trong giai đoạn hiện nay.
“Một Bảo Việt, một nền tảng mới” được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển, theo đó năm 2011-2012, tập đoàn hướng các thay đổi vào việc xây dựng nền tảng quản trị tiên tiến; công nghệ thông tin với phần mềm tập trung; sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cao; đồng thời tăng cường năng lực tài chính… Từ năm 2012-2013, Bảo Việt sẽ hình thành mô hình siêu thị tài chính làm cơ sở để tăng trưởng hiệu quả và cạnh tranh với quốc tế.
Trong khi đó, tại Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt, khảo sát của Chương trình Thương hiệu mạnh cũng cho thấy các vấn đề lãi suất, tỷ giá, lạm phát và thiếu điện đang ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn bằng việc tăng giá thấp hơn mức tăng chi phí đầu vào, bù đắp bằng tăng sản lượng đang là giải pháp được Công ty Mỹ Việt tính đến, nhưng thiếu điện khiến cho "lời giải" chưa toàn vẹn.
TS. Hoàng Việt Hà, Trưởng ban Thư ký Tập đoàn Bảo Việt cho biết: Năm 2010, Tập đoàn đạt doanh thu 12.884 tỷ đồng; tổng lợi nhuận ttrước thuế đạt 1.332 tỷ đồng.
Ông Nhan Chiem, Phó giám đốc Khối hoạt động Tập đoàn Bảo Việt và bà Hoàng Thủy Chung, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam tại buổi làm việc.
Sản phẩm tấm lợp kim loại Olympic của Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
Sản xuất bình nước nóng Olympic tại Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
Bà Trần Thị Minh Chính, Phó giám đốc Công ty giới thiệu sản phẩm bình nước nóng Olympic.
Tại Tập đoàn Bảo Việt, vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được đặt ra. “Thoát” khỏi chiếc áo đã chật được xem là nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt trong giai đoạn hiện nay.
“Một Bảo Việt, một nền tảng mới” được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển, theo đó năm 2011-2012, tập đoàn hướng các thay đổi vào việc xây dựng nền tảng quản trị tiên tiến; công nghệ thông tin với phần mềm tập trung; sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cao; đồng thời tăng cường năng lực tài chính… Từ năm 2012-2013, Bảo Việt sẽ hình thành mô hình siêu thị tài chính làm cơ sở để tăng trưởng hiệu quả và cạnh tranh với quốc tế.
Trong khi đó, tại Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt, khảo sát của Chương trình Thương hiệu mạnh cũng cho thấy các vấn đề lãi suất, tỷ giá, lạm phát và thiếu điện đang ảnh hưởng mạnh đến kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
Hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn bằng việc tăng giá thấp hơn mức tăng chi phí đầu vào, bù đắp bằng tăng sản lượng đang là giải pháp được Công ty Mỹ Việt tính đến, nhưng thiếu điện khiến cho "lời giải" chưa toàn vẹn.
TS. Hoàng Việt Hà, Trưởng ban Thư ký Tập đoàn Bảo Việt cho biết: Năm 2010, Tập đoàn đạt doanh thu 12.884 tỷ đồng; tổng lợi nhuận ttrước thuế đạt 1.332 tỷ đồng.
Ông Nhan Chiem, Phó giám đốc Khối hoạt động Tập đoàn Bảo Việt và bà Hoàng Thủy Chung, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam tại buổi làm việc.
Sản phẩm tấm lợp kim loại Olympic của Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
Sản xuất bình nước nóng Olympic tại Công ty Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt.
Bà Trần Thị Minh Chính, Phó giám đốc Công ty giới thiệu sản phẩm bình nước nóng Olympic.