Thay đổi giá phát hành VF1: Nhà đầu tư gửi đơn khiếu nại
Một nhà đầu tư khiếu nại bị thiệt hại do VFM điều chỉnh giá phát hành chứng chỉ VF1 và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý, bồi thường
Ngày 15/5, bà Nguyễn Thị Hồng H, nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại Tp.HCM.
Bà H cho biết đã bị thiệt hại trong vụ Công ty Quản lý quỹ VFM điều chỉnh giá phát hành chứng chỉ VF1 và yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, bồi thường thiệt hại.
Trong đơn khiếu nại, bà H cho biết trước ngày 2.5 đã mua vào một số lượng chứng chỉ quỹ VFMVF1 trên cơ sở nghiên cứu bản cáo bạch cho đợt tăng vốn điều lệ này.
Bà H cũng tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tin tưởng vào phát biểu của ông Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM: Để đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành, công ty đã ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với 2 công ty chứng khoán. Nếu các nhà đầu tư không thực hiện hết quyền mua của mình thì nhà bảo lãnh phát hành sẽ mua hết số chứng chỉ đó.
Bà H cho biết: "Thông tin về việc bảo lãnh chắc chắn làm tôi tin tưởng và nắm giữ chứng chỉ VFMVF1. Thế nhưng, đến ngày 2/5, Công ty VFM bất ngờ công bố điều chỉnh giá phát hành từ 33.164 đồng/đơn vị quỹ xuống còn 23.700 đồng/đơn vị quỹ. Khi đó, Tổng giám đốc Công ty VFM lại phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng là hợp đồng bảo lãnh có ghi: Trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực".
Ngày 3/5, bà H chấp nhận thua lỗ, đặt lệnh bán VFMVF1 với giá giảm 5% (chạm sàn) nhưng vẫn không bán được vì các nhà đầu tư khác cũng "cắn răng chịu lỗ" đồng loạt bán ra. Đến ngày 4.5, bà H mới bán được với mức giá tiếp tục giảm.
Thế nhưng, đến ngày 5/5, Công ty VFM lại công bố ngược lại, huỷ bỏ việc điều chỉnh giá phát hành và giữ nguyên mức 31.640 đồng! Giá VFMVF1 lại lên liên tục. Điều đáng nói là ngay trong khi VFM điều chỉnh giá từ 33.164đ xuống còn 23.700đ khiến cho thị giá bị giảm mạnh, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM công bố danh sách một loạt thành viên ban điều hành VFM đăng ký mua vào.
Bà H nhận xét: "Đây là hành vi làm lũng đoạn thị trường của ban điều hành VFM vì đã công bố thông tin làm cho giá giảm để có thể mua vào, sau đó lại thay đổi thông tin để giá lên trở lại. Tôi đã lỗ mất vài triệu đồng khi phải bán ra VFMVF1, nay nếu muốn mua lại số lượng đó sẽ phải chịu lỗ thêm vài triệu đồng nữa. Nhưng cái mất lớn nhất ở các nhà đầu tư là mất lòng tin vào thị trường chứng khoán. Nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không xử lý thì đây sẽ là một tiền lệ xấu".
Bà H cho biết đã gửi thư khiếu nại vào trang web của VFM, đồng thời gọi điện thoại trực tiếp đến công ty, nhưng đến nay không có hồi âm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều nhà đầu tư đã thiệt hại nặng trong vụ này và đang chờ quyết định xử lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Nhiều nhà đầu tư cho biết nếu không giải quyết thoả đáng thì bản thân họ cũng sẽ đi kiện.
Bà H cho biết đã bị thiệt hại trong vụ Công ty Quản lý quỹ VFM điều chỉnh giá phát hành chứng chỉ VF1 và yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, bồi thường thiệt hại.
Trong đơn khiếu nại, bà H cho biết trước ngày 2.5 đã mua vào một số lượng chứng chỉ quỹ VFMVF1 trên cơ sở nghiên cứu bản cáo bạch cho đợt tăng vốn điều lệ này.
Bà H cũng tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tin tưởng vào phát biểu của ông Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM: Để đảm bảo cho sự thành công của đợt phát hành, công ty đã ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với 2 công ty chứng khoán. Nếu các nhà đầu tư không thực hiện hết quyền mua của mình thì nhà bảo lãnh phát hành sẽ mua hết số chứng chỉ đó.
Bà H cho biết: "Thông tin về việc bảo lãnh chắc chắn làm tôi tin tưởng và nắm giữ chứng chỉ VFMVF1. Thế nhưng, đến ngày 2/5, Công ty VFM bất ngờ công bố điều chỉnh giá phát hành từ 33.164 đồng/đơn vị quỹ xuống còn 23.700 đồng/đơn vị quỹ. Khi đó, Tổng giám đốc Công ty VFM lại phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng là hợp đồng bảo lãnh có ghi: Trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực".
Ngày 3/5, bà H chấp nhận thua lỗ, đặt lệnh bán VFMVF1 với giá giảm 5% (chạm sàn) nhưng vẫn không bán được vì các nhà đầu tư khác cũng "cắn răng chịu lỗ" đồng loạt bán ra. Đến ngày 4.5, bà H mới bán được với mức giá tiếp tục giảm.
Thế nhưng, đến ngày 5/5, Công ty VFM lại công bố ngược lại, huỷ bỏ việc điều chỉnh giá phát hành và giữ nguyên mức 31.640 đồng! Giá VFMVF1 lại lên liên tục. Điều đáng nói là ngay trong khi VFM điều chỉnh giá từ 33.164đ xuống còn 23.700đ khiến cho thị giá bị giảm mạnh, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM công bố danh sách một loạt thành viên ban điều hành VFM đăng ký mua vào.
Bà H nhận xét: "Đây là hành vi làm lũng đoạn thị trường của ban điều hành VFM vì đã công bố thông tin làm cho giá giảm để có thể mua vào, sau đó lại thay đổi thông tin để giá lên trở lại. Tôi đã lỗ mất vài triệu đồng khi phải bán ra VFMVF1, nay nếu muốn mua lại số lượng đó sẽ phải chịu lỗ thêm vài triệu đồng nữa. Nhưng cái mất lớn nhất ở các nhà đầu tư là mất lòng tin vào thị trường chứng khoán. Nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không xử lý thì đây sẽ là một tiền lệ xấu".
Bà H cho biết đã gửi thư khiếu nại vào trang web của VFM, đồng thời gọi điện thoại trực tiếp đến công ty, nhưng đến nay không có hồi âm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều nhà đầu tư đã thiệt hại nặng trong vụ này và đang chờ quyết định xử lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Nhiều nhà đầu tư cho biết nếu không giải quyết thoả đáng thì bản thân họ cũng sẽ đi kiện.