15:46 07/03/2019

Thay đổi nhận thức để giảm tỷ lệ béo phì tại Việt Nam

PT

Làm thế nào để giảm tốc độ gia tăng của tình trạng béo phì tại Việt Nam đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý.


Để giải quyết hiệu quả vấn đề này trước tiên cần phân tích rõ các nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.Các nguyên nhân gây ra tình trạng béo phìTheo nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì hai trong bốn nhóm nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm (như tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư) là chế độ ăn uống không lành mạnh và thói quen sống thiếu vận động.Liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh WHO khuyến cáo các quốc gia nên áp dụng các biện pháp để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân như (i) áp dụng ngưỡng muối tối đa trong thành phần thực phẩm hoặc các bữa ăn; (ii) tạo một môi trường giảm lượng muối trong khẩu phần ăn ở các bệnh viện, trường học, công sở, nhà dưỡng lão; (iii) giáo dục, tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen sử dụng nhiều muối, và (iv) áp dụng bắt buộc ghi thành phần muối trên nhãn các bao bì sản phẩm. Khuyến cáo này có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm và thói quen ăn uống.Về thói quen sống thiếu vận động, theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn. Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước.
Thay đổi nhận thức để giảm tỷ lệ béo phì tại Việt Nam - Ảnh 1.
Báo cáo của WHO cũng chỉ ra ô nhiễm không khí cũng được xem là một tác nhân gây ra sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, bao gồm béo phì. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc sử dụng màn hình điện tử thường xuyên, ngủ không đủ thời gian tối thiểu hoặc tiêu thụ nhiều các thực phẩm có chứa chất béo hay hàm lượng muối cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh nói trên.Giải pháp đưa ra cần "trị tận gốc"Tại nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tỷ lệ béo phì cao, nhiều biện pháp đã được áp dụng đồng thời như ban hành các chính sách khuyến khích giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các qui định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng như calo, protein, chất béo, đường, cholesterol, và natri, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, về thói quen vận động và rèn luyện thể lực.
Các công cụ thuế như áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt được đánh giá là không hiệu quả, ví dụ như tại các nước như Lào, Campuchia, Brunei và Thái Lan mặc dù đã áp thuế TTĐB lên nước ngọt nhưng tỉ lệ béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi từ 18 tuổi trở lên vẫn tăng liên tục trong 16 năm qua. Đặc biệt, Brunei và Thái Lan là hai quốc gia có tỷ lệ béo phì tăng nhanh và cao nhất trong khu vực. Cụ thể, Thái Lan tỉ lệ béo phì ở người từ độ tuổi 5 đến 19 tuổi tăng từ 3.1% (năm 2000) lên mức 11.3% (năm 2016). Còn tỷ lệ người béo phì ở Brunei trong độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi tăng từ 6.4% (năm 2000) lên mức 14.1% (năm 2016).Một nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu kinh tế New Zealand được tiến hành năm 2017 về về đánh giá hiệu quả của thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống không cồn có đường đối với việc cải thiện sức khỏe người tiêu dung, đã chỉ ra rằng: (i) không thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa thuế và thói quen tiêu dùng; (ii) không thể khẳng định mối tương quan giữa thuế và hiệu quả sức khỏe; và (iii) không có chính sách thuế nào là tối ưu.
Thay đổi nhận thức để giảm tỷ lệ béo phì tại Việt Nam - Ảnh 2.
Vì vậy, phần lớn các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia có tỷ lệ người béo phì và tiểu đường tăng cao như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand hay Úc, đều không áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống mà tập trung vào các chính sách và chương trình giáo dục về dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và tăng cường vận động. Một số biện pháp khác như dán nhãn sản phẩm để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đúng theo nhu cầu, hay khuyến khích doanh nghiệp phát triển những sản phẩm tốt cho sức khỏe cũng đã đang được triển khai thành công tại Singapore, Nhật Bản. Những giải pháp này không chỉ giúp thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh, mà không cần áp thêm bất kỳ một loại thuế suất nào làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nền kinh tế hay môi trường đầu tư.Tại Việt Nam, cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Y tế cũng đã chính thức triển khai chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm tăng cường vận động thể lực cho người dân bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích đi bộ hàng ngày.