Thêm 5 ngân hàng Mỹ lâm nạn
5 nhà băng của Mỹ với tổng tài sản khoảng 1,04 tỷ USD vừa bị các nhà chức trách đóng cửa
5 nhà băng của Mỹ với tổng tài sản khoảng 1,04 tỷ USD vừa bị các nhà chức trách đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 45 ngân hàng.
Suy thoái kinh tế đẩy tỷ lệ thất nghiệp leo thang và thị trường nhà đất chưa tan băng của Mỹ là lý do chính dẫn tới tốc độ đổ vỡ gia tăng trong hệ thống ngân hàng của nước này.
Các ngân hàng bị đóng cửa trong đợt này gồm có Community Bank of West Georgia và Neighborhood Community Bank of Newnan bang Georgia; Horizon Bank of Pine City ở bang Minnesota; MetroPacific Bank of Irvine và Mirae Bank of Los Angeles cùng ở bang California.
Số liệu của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy, Community Bank of West Georgia có tổng tài sản 199,4 triệu USD và quản lý 182,5 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Do không tìm được khách mua lại ngân hàng này, FDIC phải tiến hành đóng cửa các chi nhánh và gửi séc thanh toán bảo hiểm tiền gửi tới cho các khách hàng.
Neighborhood Community Bank có tài sản 221,6 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 191,3 triệu USD. Toàn bộ 4 chi nhánh của ngân hàng này sẽ bị đóng cửa, trong khi phần lớn tài sản và toàn bộ các tài khoản tiền gửi được FDIC làm thủ tục chuyển giao cho ngân hàng CharterBank of West Point.
Hai ngân hàng đổ vỡ trên đã nâng số nhà băng bị giải thể tại bang Georgia từ đầu năm tới nay lên 9 ngân hàng. Cùng với California, Georgia là một trong những bang “điểm nóng” xét về số ngân hàng sụp đổ tại Mỹ, vì bang này là một trong những bang có giá nhà đất sụt giảm thảm hại nhất.
Ngân hàng Horizon Bank of Pine City, với tài sản 87,6 triệu USD và lượng tiền gửi của khác 69,4 triệu USD, là ngân hàng đầu tiên của bang Minnesota đổ vỡ trong năm nay. Ngân hàng Stearns Bank có trụ sở ở cùng bang đã nhất trí tiếp quản lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Horizon Bank, đồng thời mua lại 84,4 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ này. Số tài sản còn lại được FDIC quản lý để bán nốt về sau.
Về phần mình, ngân hàng MetroPacific Bank ở bang California có tài sản 80 triệu USD và quản lý gần 73 triệu USD tiền gửi của khác hàng. Ngân hàng Sunwest Bank có trụ ở cùng bang đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi không qua môi giới và hầu hết tài sản của MetroPacific.
Một ngân hàng nữa của bang California đổ vỡ trong đợt này là Mirae Bank of Los Angeles. Đây cũng là ngân hàng thứ 6 đổ vỡ tại California từ đầu năm tới nay.
5 chi nhánh của nhà băng này sẽ mở cửa trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng Wilshire State Bank. Mirae có tài sản 456 triệu USD và tổng số tiền gửi của khác là 362 triệu USD. Wilshire State sẽ mua lại 449 triệu USD tài sản của Mirae, phần tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý mà tìm khách mua lại sau.
Theo ước tính của FDIC, loạt ngân hàng giải thể lần này sẽ khiến quỹ bảo hiểm của FDIC sụt giảm đi 264,2 triệu USD. Từ đầu năm tới nay, FDIC đã phải chi 11,94 tỷ USD để giải quyết các vụ nhà băng đổ vỡ, so với mức 17,6 tỷ USD trong cả năm 2008.
Tính tới thời điểm này của năm 2009, đã có 45 ngân hàng Mỹ bị giải thể, bình quân 7 ngân hàng đổ vỡ 1 tháng, vượt xa mức 25 ngân hàng đổ vỡ trong cả năm 2008.
(Theo Bloomberg, CNN)
Suy thoái kinh tế đẩy tỷ lệ thất nghiệp leo thang và thị trường nhà đất chưa tan băng của Mỹ là lý do chính dẫn tới tốc độ đổ vỡ gia tăng trong hệ thống ngân hàng của nước này.
Các ngân hàng bị đóng cửa trong đợt này gồm có Community Bank of West Georgia và Neighborhood Community Bank of Newnan bang Georgia; Horizon Bank of Pine City ở bang Minnesota; MetroPacific Bank of Irvine và Mirae Bank of Los Angeles cùng ở bang California.
Số liệu của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy, Community Bank of West Georgia có tổng tài sản 199,4 triệu USD và quản lý 182,5 triệu USD tiền gửi của khách hàng. Do không tìm được khách mua lại ngân hàng này, FDIC phải tiến hành đóng cửa các chi nhánh và gửi séc thanh toán bảo hiểm tiền gửi tới cho các khách hàng.
Neighborhood Community Bank có tài sản 221,6 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 191,3 triệu USD. Toàn bộ 4 chi nhánh của ngân hàng này sẽ bị đóng cửa, trong khi phần lớn tài sản và toàn bộ các tài khoản tiền gửi được FDIC làm thủ tục chuyển giao cho ngân hàng CharterBank of West Point.
Hai ngân hàng đổ vỡ trên đã nâng số nhà băng bị giải thể tại bang Georgia từ đầu năm tới nay lên 9 ngân hàng. Cùng với California, Georgia là một trong những bang “điểm nóng” xét về số ngân hàng sụp đổ tại Mỹ, vì bang này là một trong những bang có giá nhà đất sụt giảm thảm hại nhất.
Ngân hàng Horizon Bank of Pine City, với tài sản 87,6 triệu USD và lượng tiền gửi của khác 69,4 triệu USD, là ngân hàng đầu tiên của bang Minnesota đổ vỡ trong năm nay. Ngân hàng Stearns Bank có trụ sở ở cùng bang đã nhất trí tiếp quản lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Horizon Bank, đồng thời mua lại 84,4 triệu USD tài sản của ngân hàng đổ vỡ này. Số tài sản còn lại được FDIC quản lý để bán nốt về sau.
Về phần mình, ngân hàng MetroPacific Bank ở bang California có tài sản 80 triệu USD và quản lý gần 73 triệu USD tiền gửi của khác hàng. Ngân hàng Sunwest Bank có trụ ở cùng bang đã nhất trí mua lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi không qua môi giới và hầu hết tài sản của MetroPacific.
Một ngân hàng nữa của bang California đổ vỡ trong đợt này là Mirae Bank of Los Angeles. Đây cũng là ngân hàng thứ 6 đổ vỡ tại California từ đầu năm tới nay.
5 chi nhánh của nhà băng này sẽ mở cửa trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng Wilshire State Bank. Mirae có tài sản 456 triệu USD và tổng số tiền gửi của khác là 362 triệu USD. Wilshire State sẽ mua lại 449 triệu USD tài sản của Mirae, phần tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý mà tìm khách mua lại sau.
Theo ước tính của FDIC, loạt ngân hàng giải thể lần này sẽ khiến quỹ bảo hiểm của FDIC sụt giảm đi 264,2 triệu USD. Từ đầu năm tới nay, FDIC đã phải chi 11,94 tỷ USD để giải quyết các vụ nhà băng đổ vỡ, so với mức 17,6 tỷ USD trong cả năm 2008.
Tính tới thời điểm này của năm 2009, đã có 45 ngân hàng Mỹ bị giải thể, bình quân 7 ngân hàng đổ vỡ 1 tháng, vượt xa mức 25 ngân hàng đổ vỡ trong cả năm 2008.
(Theo Bloomberg, CNN)