Thêm hai ngân hàng bán lẻ của Mỹ bị đóng cửa
Các nhà chức trách Mỹ vừa tiến hành tiếp quản thêm hai ngân hàng bán lẻ mất thanh khoản
Các nhà chức trách Mỹ vừa tiến hành tiếp quản thêm hai ngân hàng bán lẻ mất thanh khoản, nâng số ngân hàng vỡ nợ từ đầu năm tới nay ở nước này lên con số 15.
Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, chính quyền bang Illinois đã hoàn tất thủ tục đóng cửa ngân hàng có tên Meridian Bank of Eldered có trụ sở tại bang này. Trước đó, FDIC đã tiến hành tiếp quản ngân hàng Main Street Bank of Northville có trụ sở tại bang Michigan.
Theo các số liệu do FDIC cung cấp, ngân hàng Meridian Bank có tài sản 39 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 37 triệu USD. Còn ngân hàng Main Street Bank có tài sản 98 triệu USD và tiền gửi của khách là 86 triệu USD.
Theo sắp xếp của các cơ quan chức năng, một ngân hàng có tên National Bank of Hillsboro đã mua lại các tài khoản tiền gửi của người dân trong ngân hàng Meridian nói trên. Một số chi nhánh của Meridian đã mở cửa trở lại trong ngày 11/10, một số khác sẽ được mở cửa trở lại sau.
Các tài khoản tiền gửi trong ngân hàng Main Street đã được bán lại cho ngân hàng Monroea Bank & Trust of Monroe. Các văn phòng và chi nhánh của ngân hàng Main Street cũng được “ông chủ” mới này mở cửa trở lại trong ngày 11/10.
Monroe đã mua lại lượng tài sản 16,9 triệu USD của Main Street và có một quyền chọn trong vòng 90 ngày để mua thêm 1,1 triệu USD tài sản của ngân hàng này. Ngân hàng National Bank of Hillsboro sẽ mua lại lượng tài sản trị giá khoảng 7,5 triệu USD của ngân hàng Meridian, số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý.
Mọi khách hàng của hai ngân hàng bị giải thể trên vẫn có thể truy cập tài khoản của mình như bình thường.
Vụ vỡ nợ của ngân hàng Main Street sẽ khiến FDIC phải chi số tiền 33 - 39 triệu USD, còn vụ đóng cửa ngân hàng Meridian sẽ khiến quỹ của FDIC vơi đi từ 13 -14,5 triệu USD.
Ở thời điểm cuối quý 2 năm nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC là 45,2 tỷ USD. Hiện FDIC bảo hiểm cho 8541 tổ chức ngân hàng ở Mỹ với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Trần bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm ở Mỹ đã được FDIC chính thức nâng lên mức 250.000 USD từ mức 100.000 USD trước đây.
Tháng 8 vừa qua, FDIC cho biết, có 117 ngân hàng Mỹ “có vấn đề” trong quý 2, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, FDIC không nêu đích danh tên các ngân hàng này. Cũng theo FDIC, từ tháng 10 năm 2000 tới nay, ở Mỹ đã có tổng số 41 ngân hàng bán lẻ bị giải thể.
Sự sụt giá “không phanh” của thị trường địa ốc Mỹ đã và đang khiến ngành ngân hàng nước này điêu đứng, nhất là các ngân hàng cho vay nhiều các dự án bất động sản và các khách hàng mua nhà. Số ngân hàng bán lẻ bị đóng cửa ở Mỹ năm nay tới thời điểm này đã là 15 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, trong đó phải kể tới vụ phá sản của hai “đại gia” Washington Mutual và IndyMac.
Khủng hoảng tài chính thậm chí cũng không “buông tha” khối doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ. Tình hình thắt chặt tín dụng đang khiến không ít công ty Mỹ không liên quan tới lĩnh vực địa ốc hay tài chính có nguy cơ vỡ nợ. Thậm chí, các hãng xe hơi lớn nhất của Mỹ bao gồm General Motors (GM), Ford và Chrysler cũng bị giới quan sát cho là có nguy cơ phá sản.
Có nguồn tin cho hay, GM và Chrysler đã tiến hành đàm phán sơ bộ về thỏa thuận sáp nhập hai hãng xe này.
(Theo Bloomberg, CNN)
Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho biết, chính quyền bang Illinois đã hoàn tất thủ tục đóng cửa ngân hàng có tên Meridian Bank of Eldered có trụ sở tại bang này. Trước đó, FDIC đã tiến hành tiếp quản ngân hàng Main Street Bank of Northville có trụ sở tại bang Michigan.
Theo các số liệu do FDIC cung cấp, ngân hàng Meridian Bank có tài sản 39 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 37 triệu USD. Còn ngân hàng Main Street Bank có tài sản 98 triệu USD và tiền gửi của khách là 86 triệu USD.
Theo sắp xếp của các cơ quan chức năng, một ngân hàng có tên National Bank of Hillsboro đã mua lại các tài khoản tiền gửi của người dân trong ngân hàng Meridian nói trên. Một số chi nhánh của Meridian đã mở cửa trở lại trong ngày 11/10, một số khác sẽ được mở cửa trở lại sau.
Các tài khoản tiền gửi trong ngân hàng Main Street đã được bán lại cho ngân hàng Monroea Bank & Trust of Monroe. Các văn phòng và chi nhánh của ngân hàng Main Street cũng được “ông chủ” mới này mở cửa trở lại trong ngày 11/10.
Monroe đã mua lại lượng tài sản 16,9 triệu USD của Main Street và có một quyền chọn trong vòng 90 ngày để mua thêm 1,1 triệu USD tài sản của ngân hàng này. Ngân hàng National Bank of Hillsboro sẽ mua lại lượng tài sản trị giá khoảng 7,5 triệu USD của ngân hàng Meridian, số tài sản còn lại sẽ do FDIC quản lý.
Mọi khách hàng của hai ngân hàng bị giải thể trên vẫn có thể truy cập tài khoản của mình như bình thường.
Vụ vỡ nợ của ngân hàng Main Street sẽ khiến FDIC phải chi số tiền 33 - 39 triệu USD, còn vụ đóng cửa ngân hàng Meridian sẽ khiến quỹ của FDIC vơi đi từ 13 -14,5 triệu USD.
Ở thời điểm cuối quý 2 năm nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC là 45,2 tỷ USD. Hiện FDIC bảo hiểm cho 8541 tổ chức ngân hàng ở Mỹ với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Trần bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm ở Mỹ đã được FDIC chính thức nâng lên mức 250.000 USD từ mức 100.000 USD trước đây.
Tháng 8 vừa qua, FDIC cho biết, có 117 ngân hàng Mỹ “có vấn đề” trong quý 2, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, FDIC không nêu đích danh tên các ngân hàng này. Cũng theo FDIC, từ tháng 10 năm 2000 tới nay, ở Mỹ đã có tổng số 41 ngân hàng bán lẻ bị giải thể.
Sự sụt giá “không phanh” của thị trường địa ốc Mỹ đã và đang khiến ngành ngân hàng nước này điêu đứng, nhất là các ngân hàng cho vay nhiều các dự án bất động sản và các khách hàng mua nhà. Số ngân hàng bán lẻ bị đóng cửa ở Mỹ năm nay tới thời điểm này đã là 15 ngân hàng, cao nhất trong 15 năm qua, trong đó phải kể tới vụ phá sản của hai “đại gia” Washington Mutual và IndyMac.
Khủng hoảng tài chính thậm chí cũng không “buông tha” khối doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ. Tình hình thắt chặt tín dụng đang khiến không ít công ty Mỹ không liên quan tới lĩnh vực địa ốc hay tài chính có nguy cơ vỡ nợ. Thậm chí, các hãng xe hơi lớn nhất của Mỹ bao gồm General Motors (GM), Ford và Chrysler cũng bị giới quan sát cho là có nguy cơ phá sản.
Có nguồn tin cho hay, GM và Chrysler đã tiến hành đàm phán sơ bộ về thỏa thuận sáp nhập hai hãng xe này.
(Theo Bloomberg, CNN)