Thêm ngân hàng có “lát cắt” lớn của dự phòng rủi ro
Đến thời điểm này mới chỉ có một ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính quý 2/2014
Ngân hàng An Bình (ABBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2014. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn là một điểm đáng chú ý.
Hiện một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, nhưng báo cáo tài chính cụ thể để có thể đánh giá chất lượng hoạt động và chất lượng tài sản vẫn là ẩn số.
Với riêng ABBank, báo cáo vừa công bố cho thấy ngân hàng này đã phải trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đây cũng là điểm chung và nổi bật nhất trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại nửa đầu năm nay.
Trước đó, “lát cắt” này cũng thể hiện rất rõ ở thông tin bước đầu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB).
Cụ thể, tại ABBank, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 có bước tăng trưởng khá cao (23%) so với cùng kỳ 2013, tuy nhiên chi phí trích lập dự phòng lớn đã kéo lợi nhuận trước thuế xuống thấp hơn trong cùng so sánh (170,35 tỷ đồng so với 214,36 tỷ đồng).
6 tháng đầu 2014, ABBank đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới 107,64 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ 11,54 tỷ đồng.
Việc các ngân hàng thương mại gia tăng mạnh nguồn trích lập dự phòng rủi ro trong năm nay là xu hướng chung, phản ánh môi trường kinh doanh kém đi và nợ xấu tăng lên. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu để từng bước thực hiện cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn theo Thông tư 09.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, ABBank đã giảm được đáng kể lượng nợ quá hạn, từ mức 3.352,6 tỷ đồng xuống còn 2.833 tỷ đồng. Có thể một phần nợ xấu đã được ngân hàng này bán lại cho VAMC.
Liên quan đến hoạt động cho vay, tăng trưởng tín dụng của ABBank trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4,36%.
Hiện một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, nhưng báo cáo tài chính cụ thể để có thể đánh giá chất lượng hoạt động và chất lượng tài sản vẫn là ẩn số.
Với riêng ABBank, báo cáo vừa công bố cho thấy ngân hàng này đã phải trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đây cũng là điểm chung và nổi bật nhất trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại nửa đầu năm nay.
Trước đó, “lát cắt” này cũng thể hiện rất rõ ở thông tin bước đầu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB).
Cụ thể, tại ABBank, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 có bước tăng trưởng khá cao (23%) so với cùng kỳ 2013, tuy nhiên chi phí trích lập dự phòng lớn đã kéo lợi nhuận trước thuế xuống thấp hơn trong cùng so sánh (170,35 tỷ đồng so với 214,36 tỷ đồng).
6 tháng đầu 2014, ABBank đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới 107,64 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ 11,54 tỷ đồng.
Việc các ngân hàng thương mại gia tăng mạnh nguồn trích lập dự phòng rủi ro trong năm nay là xu hướng chung, phản ánh môi trường kinh doanh kém đi và nợ xấu tăng lên. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu để từng bước thực hiện cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn theo Thông tư 09.
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, ABBank đã giảm được đáng kể lượng nợ quá hạn, từ mức 3.352,6 tỷ đồng xuống còn 2.833 tỷ đồng. Có thể một phần nợ xấu đã được ngân hàng này bán lại cho VAMC.
Liên quan đến hoạt động cho vay, tăng trưởng tín dụng của ABBank trong 6 tháng đầu năm nay đạt 4,36%.