Theo dõi chặt tính thanh khoản của các ngân hàng
Đây là nội dung chính trong văn bản mới nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống
Đây là nội dung chính trong văn bản mới nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Ngày 13/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 1255/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung liên quan tới vấn đề đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, văn bản trên yêu cầu các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Trường hợp ngân hàng thực sự khó khăn về vốn khả dụng nhưng không có đủ giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc tham gia nhưng không trúng thầu thì cần có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay tái cấp vốn.
Nhưng, theo yêu cầu của Thống đốc, các ngân hàng không được sử dụng nguồn vốn vay tái cấp vốn để mở rộng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng theo một trong hai hình thức: Cho vay đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay theo hồ sơ tín dụng.
Hàng này, các ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của mình theo một số nội dung thuộc các chỉ tiêu: nguồn vốn; sử dụng vốn; số dư tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước; dự trữ bắt buộc phải duy trì; dự báo thừa, thiếu vốn khả dụng.
Trường hợp có phát sinh vay (nhận tiền gửi)/cho vay (gửi tiền) với tổ chức tín dụng khác, các ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình cụ thể của từng món giao dịch đó theo các chỉ tiêu: Số tiền vay (nhận tiền gửi)/ cho vay (gửi tiền); lãi suất giao dịch; thời hạn.
Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm theo dõi và nắm bắt kịp thời biến động về vốn khả dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay tái cấp vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, bảo đảm tiền vay tái cấp vốn được sử dụng đúng mục đích để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.
Ngày 13/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 1255/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số nội dung liên quan tới vấn đề đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, văn bản trên yêu cầu các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Trường hợp ngân hàng thực sự khó khăn về vốn khả dụng nhưng không có đủ giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc tham gia nhưng không trúng thầu thì cần có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho vay tái cấp vốn.
Nhưng, theo yêu cầu của Thống đốc, các ngân hàng không được sử dụng nguồn vốn vay tái cấp vốn để mở rộng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng theo một trong hai hình thức: Cho vay đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay theo hồ sơ tín dụng.
Hàng này, các ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của mình theo một số nội dung thuộc các chỉ tiêu: nguồn vốn; sử dụng vốn; số dư tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước; dự trữ bắt buộc phải duy trì; dự báo thừa, thiếu vốn khả dụng.
Trường hợp có phát sinh vay (nhận tiền gửi)/cho vay (gửi tiền) với tổ chức tín dụng khác, các ngân hàng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước tình hình cụ thể của từng món giao dịch đó theo các chỉ tiêu: Số tiền vay (nhận tiền gửi)/ cho vay (gửi tiền); lãi suất giao dịch; thời hạn.
Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm theo dõi và nắm bắt kịp thời biến động về vốn khả dụng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay tái cấp vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, bảo đảm tiền vay tái cấp vốn được sử dụng đúng mục đích để bù đắp thiếu hụt thanh khoản.