Thép lại “tăng nhiệt”
Ngay cả đối với công ty đã chủ động được 50% nguồn phôi thì việc tăng giá sắp tới cũng không ngoại lệ
Trong vòng 2 tháng qua, các doanh nghiệp thép đã phải điều chỉnh giá thép tới 6 lần. Tuy nhiên, câu chuyện này sẽ chưa dừng lại, bởi hiện tại giá phôi thép trên thế giới đã nhích lên 435 - 450 USD/tấn (chưa kể thuế nhập khẩu). Giá dầu trong nước sau 2 lần điều chỉnh gần đây cũng tăng mạnh. Trước tình thế này, buộc các doanh nghiệp phải tính đến chuyện tiếp tục tăng giá.
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) trụ sở phía Nam, ngày 9/7 đã chính thức công bố tăng giá bán đối với thép cuộn và thép cây 30.000 - 180.000 đồng/tấn so với cuối tháng 5/2009. Công ty Cổ phần Thép Việt - ý (VIS) cũng có công văn thông báo tới các khách hàng, các chi nhánh, các công trường đang kinh doanh và sử dụng Thép VIS về việc kể từ ngày 6/7/2009 tăng 300.000 đồng/tấn áp dụng cho tất cả các chủng loại, kích cỡ...
Ông Đào Đình Đông, Trưởng phòng thị trường, Công ty Thép miền Nam cho biết, giá phôi trên thị trường châu Á vài ngày qua đã chào giá tháng 8/2009 lên mức 475 USD/tấn, tăng mạnh tới 40 - 50USD/tấn so với hồi tháng 4. Trong nước, giá dầu sau 2 lần điều chỉnh gần đây đã tăng mạnh tới 1.500-1.650 đồng/kg, lít so với giá hồi tháng 5/2009.
Ước tính, mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 45-50 lít dầu thì dự kiến, giá thành thép sẽ đội thêm khoảng 60.000 đồng/tấn. Tuy chưa có tính toán cụ thể, nhưng ông Đông khẳng định, giá thành thép của công ty sẽ tăng lên và theo nguyên tắc thị trường, giá bán ra sẽ phải điều chỉnh.
Ngay cả đối với công ty đã chủ động được 50% nguồn phôi như Công ty thép Thái Nguyên thì việc tăng giá sắp tới cũng không ngoại lệ. Ông Hoàng Văn Tòng, Phó tổng giám đốc công ty cho biết, lúc giá dầu tăng 1.000 đồng/lít, thì chưa tăng giá thép nhưng với lần tăng giá xăng dầu lần này thì buộc công ty sẽ phải tính đến chuyện tăng giá. Tuy nhiên, tăng lên bao nhiêu thì hiện nay phòng kế hoạch, thị trường còn đang tính toán.
Giải thích về hiện tượng này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, những tháng đầu năm 2009, tiêu thụ thép giảm xuống chỉ còn 1/3 so với cùng kỳ năm 2008 (100 - 150 nghìn tấn). Do đó, các công ty phải giảm giá thép rất nhiều, thậm chí còn chịu lỗ để trả lương cho công nhân. Cùng với đó, giá xăng dầu và hàng loạt các chi phí khác tăng đã kéo theo giá thép thành phẩm cũng tăng lên khoảng 100 nghìn đồng/tấn.
Theo dự kiến, tổng lượng thép sản xuất đưa ra thị trường 6 tháng cuối năm khoảng 2 triệu tấn, thì chi phí tăng thêm do nhiên liệu tăng giá đối với ngành thép lên tới 200 tỷ đồng. Như vậy, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng giá để bù lỗ.
Trong 6 tháng cuối năm giá thép sẽ có biến động theo chiều hướng tăng nhẹ. Xu thế giảm chung của công nghiệp thép chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thép Việt Nam. Trung Quốc và các nước ASEAN có giá thép rẻ hơn sẽ gây áp lực cạnh tranh làm cho giá thép trong nước không thể tăng quá mức.
Ông Cường cảnh báo, trong thời điểm này dù giá phôi và các chi phí đầu vào tăng nhưng các doanh nghiệp thép không thể tăng giá “bừa bãi”, nếu không thép nhập khẩu sẽ tranh thủ tràn vào.
Vì hiện nay thép cuộn xây dựng từ ASEAN được hưởng thuế ưu đãi 0% nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, giá lại thấp hơn từ 500 - 700 nghìn đồng/tấn. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước vẫn cạnh tranh được với thép nhập khẩu là do thương hiệu, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhưng nếu tăng nữa thép nội sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu. Các nhà sản xuất thép nội phải hết sức cẩn trọng khi có quyết định tăng giá, nếu không sẽ tạo điều kiện cho thép ngoại giá rẻ chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, công suất ngành thép đến năm 2009 lên tới 7 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ từ 3,8 - 4 triệu tấn, cộng thêm khoảng 700 nghìn tấn thép nhập khẩu. Cung lớn hơn cầu nên các doanh nghiệp cũng phải rất dè chừng trong việc tăng giá. Mặt khác, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ trước các tín hiệu cung cầu của thị trường.
Theo xác nhận của giới xây dựng, thép Việt có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với thép Trung Quốc. Với thép cuộn, trong năm nay, một số nhà sản xuất trong nước đã in mác trực tiếp lên thép, tạo điều kiện cho người tiêu dùng phân biệt với loại thép cuộn không có nhãn mác, thường chỉ sản xuất tại địa phương ở Trung Quốc. Việc làm rõ thương hiệu, nhãn mác như vậy sẽ là lợi thế cạnh tranh cho thép nội.
Theo thống kê của VSA, lượng thép sản xuất trong 6 tháng cuối năm đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 7,28% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tổng lượng thép tiêu thụ lại tăng 4,25% đạt mức gần 2 triệu tấn. Số lượng phôi tồn kho, sản xuất và nhập về trong tháng 7 khoảng 500 nghìn tấn đủ đảm bảo cho thị trường thép đến hết tháng 8 năm nay. Dù thế nào thì các doanh nghiệp vẫn phải "nhìn nhau" trong câu chuyện tăng giá này.
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) trụ sở phía Nam, ngày 9/7 đã chính thức công bố tăng giá bán đối với thép cuộn và thép cây 30.000 - 180.000 đồng/tấn so với cuối tháng 5/2009. Công ty Cổ phần Thép Việt - ý (VIS) cũng có công văn thông báo tới các khách hàng, các chi nhánh, các công trường đang kinh doanh và sử dụng Thép VIS về việc kể từ ngày 6/7/2009 tăng 300.000 đồng/tấn áp dụng cho tất cả các chủng loại, kích cỡ...
Ông Đào Đình Đông, Trưởng phòng thị trường, Công ty Thép miền Nam cho biết, giá phôi trên thị trường châu Á vài ngày qua đã chào giá tháng 8/2009 lên mức 475 USD/tấn, tăng mạnh tới 40 - 50USD/tấn so với hồi tháng 4. Trong nước, giá dầu sau 2 lần điều chỉnh gần đây đã tăng mạnh tới 1.500-1.650 đồng/kg, lít so với giá hồi tháng 5/2009.
Ước tính, mỗi tấn thép tiêu hao khoảng 45-50 lít dầu thì dự kiến, giá thành thép sẽ đội thêm khoảng 60.000 đồng/tấn. Tuy chưa có tính toán cụ thể, nhưng ông Đông khẳng định, giá thành thép của công ty sẽ tăng lên và theo nguyên tắc thị trường, giá bán ra sẽ phải điều chỉnh.
Ngay cả đối với công ty đã chủ động được 50% nguồn phôi như Công ty thép Thái Nguyên thì việc tăng giá sắp tới cũng không ngoại lệ. Ông Hoàng Văn Tòng, Phó tổng giám đốc công ty cho biết, lúc giá dầu tăng 1.000 đồng/lít, thì chưa tăng giá thép nhưng với lần tăng giá xăng dầu lần này thì buộc công ty sẽ phải tính đến chuyện tăng giá. Tuy nhiên, tăng lên bao nhiêu thì hiện nay phòng kế hoạch, thị trường còn đang tính toán.
Giải thích về hiện tượng này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, những tháng đầu năm 2009, tiêu thụ thép giảm xuống chỉ còn 1/3 so với cùng kỳ năm 2008 (100 - 150 nghìn tấn). Do đó, các công ty phải giảm giá thép rất nhiều, thậm chí còn chịu lỗ để trả lương cho công nhân. Cùng với đó, giá xăng dầu và hàng loạt các chi phí khác tăng đã kéo theo giá thép thành phẩm cũng tăng lên khoảng 100 nghìn đồng/tấn.
Theo dự kiến, tổng lượng thép sản xuất đưa ra thị trường 6 tháng cuối năm khoảng 2 triệu tấn, thì chi phí tăng thêm do nhiên liệu tăng giá đối với ngành thép lên tới 200 tỷ đồng. Như vậy, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng giá để bù lỗ.
Trong 6 tháng cuối năm giá thép sẽ có biến động theo chiều hướng tăng nhẹ. Xu thế giảm chung của công nghiệp thép chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thép Việt Nam. Trung Quốc và các nước ASEAN có giá thép rẻ hơn sẽ gây áp lực cạnh tranh làm cho giá thép trong nước không thể tăng quá mức.
Ông Cường cảnh báo, trong thời điểm này dù giá phôi và các chi phí đầu vào tăng nhưng các doanh nghiệp thép không thể tăng giá “bừa bãi”, nếu không thép nhập khẩu sẽ tranh thủ tràn vào.
Vì hiện nay thép cuộn xây dựng từ ASEAN được hưởng thuế ưu đãi 0% nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, giá lại thấp hơn từ 500 - 700 nghìn đồng/tấn. Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước vẫn cạnh tranh được với thép nhập khẩu là do thương hiệu, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhưng nếu tăng nữa thép nội sẽ mất lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu. Các nhà sản xuất thép nội phải hết sức cẩn trọng khi có quyết định tăng giá, nếu không sẽ tạo điều kiện cho thép ngoại giá rẻ chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, công suất ngành thép đến năm 2009 lên tới 7 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ từ 3,8 - 4 triệu tấn, cộng thêm khoảng 700 nghìn tấn thép nhập khẩu. Cung lớn hơn cầu nên các doanh nghiệp cũng phải rất dè chừng trong việc tăng giá. Mặt khác, việc tăng giá cũng cần được cân nhắc kỹ trước các tín hiệu cung cầu của thị trường.
Theo xác nhận của giới xây dựng, thép Việt có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với thép Trung Quốc. Với thép cuộn, trong năm nay, một số nhà sản xuất trong nước đã in mác trực tiếp lên thép, tạo điều kiện cho người tiêu dùng phân biệt với loại thép cuộn không có nhãn mác, thường chỉ sản xuất tại địa phương ở Trung Quốc. Việc làm rõ thương hiệu, nhãn mác như vậy sẽ là lợi thế cạnh tranh cho thép nội.
Theo thống kê của VSA, lượng thép sản xuất trong 6 tháng cuối năm đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 7,28% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tổng lượng thép tiêu thụ lại tăng 4,25% đạt mức gần 2 triệu tấn. Số lượng phôi tồn kho, sản xuất và nhập về trong tháng 7 khoảng 500 nghìn tấn đủ đảm bảo cho thị trường thép đến hết tháng 8 năm nay. Dù thế nào thì các doanh nghiệp vẫn phải "nhìn nhau" trong câu chuyện tăng giá này.