Thí điểm “công nghệ hóa” cảnh báo thiên tai
Bắt đầu thí điểm Hệ thống cảm biến và giám sát phục vụ cảnh báo môi trường và giảm nhẹ thiên tai tại Cần Thơ và Đà Nẵng
Chiều 8/9, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, Công ty Mạng hệ thống Panasonic thuộc Tập đoàn Panasonic và đại diện một số sở ngành đã kí kết hợp tác triển khai dự án thí điểm Hệ thống cảm biến và giám sát phục vụ cảnh báo môi trường và giảm nhẹ thiên tai tại Cần Thơ và Đà Nẵng.
Cụ thể, dự án thí điểm trên sẽ sử dụng giải pháp tích hợp hệ thống cảm biến (sensor system) với hạ tầng mạng truyền dữ liệu không dây băng rộng mắt lưới (wireless mesh network) và giải pháp quản lý truy cập dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (iDragon Cloud) phục vụ giám sát môi trường và cảnh báo sớm thiên tai.
Theo đó, hệ thống gồm các chức năng chính là thu thập thông tin qua việc đo đạc thường xuyên bằng cảm biến, liên kết với vệ tinh khí tượng và các đầu đọc để nắm bắt thông tin lượng mưa, tốc độ gió, lượng nước, phục vụ cảnh báo thiên tai trong tương lai; xác định vùng hứng chịu thiên tai, truyền tải thông tin hình ảnh dữ liệu bằng camera.
Hệ thống cảm biến sẽ được sử dụng để đo mực nước bằng áp lực nước, siêu âm hoặc vi sóng; cảm biến đo lưu lượng dòng chảy của sông; cảm biến giám sát độ ô nhiễm của nước; camera giám sát thực địa với kỹ thuật chụp ảnh có độ nét cao; và giải pháp truyền thông không dây để truyền dữ liệu từ các cảm biến về trung tâm phòng chống bão lụt.
Cụ thể, đối với hai tỉnh được lựa chọn triển khai dự án là Cần Thơ và Đà Nẵng, đại diện Panasonic cho biết, tại Cần Thơ sẽ bố trí cảm biến cảnh báo lũ lụt và theo dõi chất lượng nước dọc sông Hậu, thông tin dữ liệu thu thập được sẽ được truyền về Ủy ban Phòng chống bão lụt và Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Còn tại Đà Nẵng, thông tin truyền từ camera giám sát tại các bãi biển, bờ sông sẽ được truyền về Trung tâm Phòng chống lụt bão của Đà Nẵng.
Dự án trên sẽ được triển khai trong vòng 1 năm, bắt đầu từ tháng 1/2012.
Cụ thể, dự án thí điểm trên sẽ sử dụng giải pháp tích hợp hệ thống cảm biến (sensor system) với hạ tầng mạng truyền dữ liệu không dây băng rộng mắt lưới (wireless mesh network) và giải pháp quản lý truy cập dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (iDragon Cloud) phục vụ giám sát môi trường và cảnh báo sớm thiên tai.
Theo đó, hệ thống gồm các chức năng chính là thu thập thông tin qua việc đo đạc thường xuyên bằng cảm biến, liên kết với vệ tinh khí tượng và các đầu đọc để nắm bắt thông tin lượng mưa, tốc độ gió, lượng nước, phục vụ cảnh báo thiên tai trong tương lai; xác định vùng hứng chịu thiên tai, truyền tải thông tin hình ảnh dữ liệu bằng camera.
Hệ thống cảm biến sẽ được sử dụng để đo mực nước bằng áp lực nước, siêu âm hoặc vi sóng; cảm biến đo lưu lượng dòng chảy của sông; cảm biến giám sát độ ô nhiễm của nước; camera giám sát thực địa với kỹ thuật chụp ảnh có độ nét cao; và giải pháp truyền thông không dây để truyền dữ liệu từ các cảm biến về trung tâm phòng chống bão lụt.
Cụ thể, đối với hai tỉnh được lựa chọn triển khai dự án là Cần Thơ và Đà Nẵng, đại diện Panasonic cho biết, tại Cần Thơ sẽ bố trí cảm biến cảnh báo lũ lụt và theo dõi chất lượng nước dọc sông Hậu, thông tin dữ liệu thu thập được sẽ được truyền về Ủy ban Phòng chống bão lụt và Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Còn tại Đà Nẵng, thông tin truyền từ camera giám sát tại các bãi biển, bờ sông sẽ được truyền về Trung tâm Phòng chống lụt bão của Đà Nẵng.
Dự án trên sẽ được triển khai trong vòng 1 năm, bắt đầu từ tháng 1/2012.