Thí điểm tích tụ đất đai đầu tư nông nghiệp tại Thái Bình và Hà Nam
Sau khi các cơ quan liên quan thẩm định phải trình đề án lên Chính phủ để trình Bộ Chính trị cho ý kiến
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai thí điểm cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung tại tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Nam và Thái Bình lập Đề án thí điểm về cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn hai tỉnh.
Sau khi có đề án, hai địa phương trên phải gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và trình Chính phủ để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo phó thủ tướng, chính sách quản lý đất đai và thực tế sử dụng đất vẫn còn nhiều điểm tồn tại cần tập trung khắc phục, trong đóm quy định hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ chưa khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển những trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn; có trường hợp còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Việc tiếp cận đất nông nghiệp của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy hoạch chưa rõ, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi còn chưa phù hợp. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn.
Do đó, phải đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất để tạo điều kiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm yêu cầu sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai để phát triển ngành nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người nông dân.
Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, tích tụ ruộng đất nhưng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp; tích tụ ruộng đất nhưng không làm nghèo người dân, không để người dân mất việc làm, nghèo đói.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Nam và Thái Bình lập Đề án thí điểm về cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn hai tỉnh.
Sau khi có đề án, hai địa phương trên phải gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và trình Chính phủ để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo phó thủ tướng, chính sách quản lý đất đai và thực tế sử dụng đất vẫn còn nhiều điểm tồn tại cần tập trung khắc phục, trong đóm quy định hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ chưa khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển những trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn; có trường hợp còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Việc tiếp cận đất nông nghiệp của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy hoạch chưa rõ, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi còn chưa phù hợp. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn.
Do đó, phải đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất để tạo điều kiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm yêu cầu sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai để phát triển ngành nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người nông dân.
Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, tích tụ ruộng đất nhưng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp; tích tụ ruộng đất nhưng không làm nghèo người dân, không để người dân mất việc làm, nghèo đói.