Thị trường ngân hàng “dậy sóng”
Đến gần 21h ngày 15/2, có ngân hàng vẫn phải ngồi họp bàn biện pháp ứng phó với tình trạng căng thẳng nguồn vốn
Đến gần 21h ngày 15/2, có ngân hàng vẫn phải ngồi họp bàn biện pháp ứng phó với tình trạng căng thẳng nguồn vốn.
>>Lãi suất VND căng như dây đàn / Rút hơn 20.000 tỷ đồng vốn, thị trường có biến động?
Sau khi kết thúc cuộc họp gấp của ngân hàng mình tối nay (15/2), một nguồn tin của VnEconomy đã cho biết một số thông tin về tình hình nguồn vốn VND và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Trong ngày giao dịch ngày 15/2, nguồn tin cho biết có trường hợp ngân hàng phải ngừng toàn bộ các khoản cho vay, “không giải ngân dù chỉ một đồng”. Có trường hợp phải dùng kế hoãn binh, khất khách hàng rút tiền đến thứ Hai tuần tới.
Cuộc họp nói trên diễn ra ngay sau khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước công bố kế hoạch phát hành tín phiếu bắt buộc tổng trị giá 20.300 tỷ đồng vào ngày 17/3 tới.
Nguồn tin trên cho biết, tính thanh khoản đang là một vấn đề đối với nhiều ngân hàng. Điển hình là một phiên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vừa qua, theo nguồn tin trên, với một khối lượng vốn 100 tỷ đồng được đưa ra đấu giá, lãi suất đã lên tới 25% và phần thắng thuộc về các ngân hàng quốc doanh.
Tại một ngân hàng ở Tp.HCM, trong ngày giao dịch 15/2, ngay cả trường hợp vay vốn có thế chấp bằng chính sổ tiết kiệm cũng không được chấp thuận; lãi suất vay vốn qua đàm phán lên tới 1,7%/tháng, tương đương với 20,4%/năm.
Với diễn biến hiện nay, đặc biệt là thời hạn mua tín phiếu còn một tháng, một số chuyên gia cho rằng tình trạng căng thẳng vốn và lãi suất sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới; lãi suất huy động của các ngân hàng có thể lên tới 11%.
Bình luận về hướng thắt chặt tiền tệ hiện nay, một chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện quan điểm cứng rắn và quyết liệt trong kiềm chế lạm phát.
>>Lãi suất VND căng như dây đàn / Rút hơn 20.000 tỷ đồng vốn, thị trường có biến động?
Sau khi kết thúc cuộc họp gấp của ngân hàng mình tối nay (15/2), một nguồn tin của VnEconomy đã cho biết một số thông tin về tình hình nguồn vốn VND và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Trong ngày giao dịch ngày 15/2, nguồn tin cho biết có trường hợp ngân hàng phải ngừng toàn bộ các khoản cho vay, “không giải ngân dù chỉ một đồng”. Có trường hợp phải dùng kế hoãn binh, khất khách hàng rút tiền đến thứ Hai tuần tới.
Cuộc họp nói trên diễn ra ngay sau khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước công bố kế hoạch phát hành tín phiếu bắt buộc tổng trị giá 20.300 tỷ đồng vào ngày 17/3 tới.
Nguồn tin trên cho biết, tính thanh khoản đang là một vấn đề đối với nhiều ngân hàng. Điển hình là một phiên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vừa qua, theo nguồn tin trên, với một khối lượng vốn 100 tỷ đồng được đưa ra đấu giá, lãi suất đã lên tới 25% và phần thắng thuộc về các ngân hàng quốc doanh.
Tại một ngân hàng ở Tp.HCM, trong ngày giao dịch 15/2, ngay cả trường hợp vay vốn có thế chấp bằng chính sổ tiết kiệm cũng không được chấp thuận; lãi suất vay vốn qua đàm phán lên tới 1,7%/tháng, tương đương với 20,4%/năm.
Với diễn biến hiện nay, đặc biệt là thời hạn mua tín phiếu còn một tháng, một số chuyên gia cho rằng tình trạng căng thẳng vốn và lãi suất sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới; lãi suất huy động của các ngân hàng có thể lên tới 11%.
Bình luận về hướng thắt chặt tiền tệ hiện nay, một chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện quan điểm cứng rắn và quyết liệt trong kiềm chế lạm phát.