10:01 09/06/2016

Thiếu tiền, Saudi Arabia muốn đánh thuế người nước ngoài

Kiều Minh

Việc đánh thuế có thể mang đến một nguồn tiền quan trọng cho chính phủ, tuy nhiên cũng có thể khiến môi trường kinh doanh Saudi Arabia trở nên xấu đi

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; line-height: normal;">Cho đến nay, chế độ miễn thuế thu nhập của Saudi Arabia là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nhiều công dân nước ngoài đến đây -&nbsp;</span><span style="font-size: 14.6667px;">Ảnh: Economist</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; line-height: normal;">Cho đến nay, chế độ miễn thuế thu nhập của Saudi Arabia là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nhiều công dân nước ngoài đến đây -&nbsp;</span><span style="font-size: 14.6667px;">Ảnh: Economist</span>
Saudi Arabia đang cân nhắc đánh thuế thu nhập đối với các cư dân nước ngoài sinh sống tại nước này, theo những tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia, ông Ibrahim al-Assaf được Financial Times đăng tải.

Kế hoạch đánh thuế trên được đưa ra với mục đích huy động tiền cho kế hoạch 72 tỷ USD đa dạng hóa nguồn thu cho chính phủ Saudi Arabia.

Việc đánh thuế thu nhập dự kiến sẽ được áp dụng với khoảng 30% cư dân nước ngoài đang sinh sống tại Saudi Arabia.

Nó có thể mang đến một nguồn tiền quan trọng cho chính phủ, tuy nhiên cũng có thể khiến môi trường kinh doanh Saudi Arabia trở nên xấu đi trong mắt người nước ngoài. Cho đến nay, chế độ miễn thuế thu nhập của Saudi Arabia là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nhiều công dân nước ngoài đến đây.

Thời gian gần đây, chính phủ Saudi Arabia đã đưa ra một loạt sáng kiến để tăng nguồn thu cho chính phủ. Saudi Arabia cũng đã quyết định sẽ phát hành thêm trái phiếu trên thị trường quốc tế, đồng thời cắt giảm một số khoản chi tiêu nội địa.

Việc giá dầu giảm sâu trong thời gian quá dài đã tác động xấu đến tình hình tài khóa của Saudi Arabia, chính phủ nước này vì vậy đã phải đẩy mạnh các biện pháp tăng nguồn thu và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng GDP của Saudi Arabia năm 2015 chỉ đạt 1,2%.

Theo kế hoạch hiện tại của chính phủ Saudi Arabia, chi tiêu của chính phủ để trả lương cho người làm việc trong lĩnh vực công sẽ giảm 5% trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020. Ngoài ra, chính phủ Saudi Arabia cũng muốn nâng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực tư nhân vào nguồn thu chính phủ từ mức 40% hiện tại lên 65% vào năm 2030.

Trong buổi họp báo công bố về quyết định đánh thuế người nước ngoài ngày hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia khẳng định ông tin tưởng người dân Saudi Arabia sẽ ủng hộ kế hoạch giảm lương và trợ cấp trong lĩnh vực công của chính phủ.

Trước đó đã có rất nhiều ý kiến lo ngại về việc người dân Saudi Arabia vốn đã quen với chính sách hỗ trợ tài chính rộng rãi của chính phủ sẽ phản đối mạnh mẽ chương trình giảm chi tiêu trên.

Ông khẳng định Saudi Arabia sẽ sớm phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, tuy nhiên quy mô đợt phát hành sẽ được công bố sau. Chính phủ Saudi Arabia dự báo tỷ lệ nợ/GDP của Saudi Arabia sẽ lên mức 30% GDP vào năm 2020 từ mức 7,7% hiện nay.

Chính phủ Saudi Arabia đồng thời đang cân nhắc một số biện pháp khác để có thêm nguồn thu bao gồm tăng thuế với các sản phẩm được coi là độc hại như thuốc lá và đồ uống có đường.

Ngoài ra, đến năm 2020, chính phủ Saudi Arabia sẽ bán nước sạch với giá thực cho người dân chứ không phải mức giá trợ cấp chỉ bằng 30% giá thực tế như hiện nay.