Thời của quĩ đầu tư
Với những người ít vốn, không thích rủi ro và muốn sinh lợi vừa phải nhưng chắc chắn thì có thể bỏ tiền vào các quĩ đầu tư
Với những người ít vốn, không thích rủi ro và muốn sinh lợi vừa phải nhưng chắc chắn thì có thể bỏ tiền vào các quĩ đầu tư.
Tuy nhiên, đây là một câu chuyện khá lý thú hiện nay, nên và không nên đổ tiền vào các quĩ đầu tư?
Quĩ đầu tư hiểu đơn giản là tổ chức do một nhóm người góp vốn để cùng đầu tư vào các loại chứng khoán. Những người này sẽ tổ chức đại hội thành viên để thông qua chiến lược đầu tư và bầu ra hội đồng quản lý quĩ.
Có mấy loại quĩ đầu tư?
Đặc điểm quan trọng của các quĩ đầu tư là thay vì trực tiếp đầu tư, họ thường thuê các tổ chức quản lý quĩ chuyên nghiệp để đầu tư và quản lý danh mục nhằm đạt được mục tiêu đã được đại hội thành viên thông qua.
Để vận hành quĩ, hằng năm người quản lý quĩ được quyền trích một tỉ lệ phần trăm nhất định từ số vốn được giao để trang trải các khoản chi phí. Thêm vào đó, khi việc đầu tư mang lại suất sinh lợi cao, những người này sẽ được chia một tỉ lệ nhất định từ số lợi nhuận vượt mức.
Thông thường có hai loại quĩ: quĩ đóng là loại hình mà người góp tiền không thể rút tiền ra mà phải bán chứng chỉ quĩ của mình để thu hồi vốn; quĩ mở là loại quĩ mà người góp vốn có thể đến công ty quản lý quĩ “đòi lại số tiền đã góp” bất kỳ lúc nào. Việc điều hành quĩ mở thường khó khăn hơn vì không khéo khách hàng kéo đến đòi nợ thì không lấy đâu mà trả. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có các quĩ đóng.
Ngoài ra, có một loại hình quĩ đầu tư khác là quĩ đầu tư vào các tài sản rủi ro. Dạng quĩ này thường dành cho những người giàu (ví dụ tối thiểu 1 triệu USD), số lượng thành viên hạn chế (có thể là 100 người) với những chiến lược đầu tư đầy tham vọng.
Chính nhờ qui mô lớn và quản lý chuyên nghiệp nên hoạt động của các quĩ đầu tư thường ít bị tác động bởi những tin đồn và tâm lý bầy đàn. Đây chính là yếu tố làm thị trường chứng khoán phát triển ổn định cũng như giúp nhiều nhà đầu tư có được một suất sinh lợi kha khá.
Tuy nhiên, việc đưa tiền cho người khác đầu tư mà không có những cơ chế giám sát và khuyến khích phù hợp thì nhiều khi cũng mang lại những rắc rối và phiền toái. Có thể sau một thời gian tiền của mình tự nhiên bốc hơi hết vì chúng đã được sử dụng cho lợi ích của người đang nắm giữ. Đây chính là vấn đề xung đột lợi ích giữa người sở hữu và người điều hành.
Nên vào quĩ
Trong thời gian qua, hàng loạt quĩ đầu tư đang rục rịch ra đời. Tuy nhiên, việc huy động vốn không có nhiều thuận lợi.
Khi chỉ số chứng khoán cứ thẳng tiến do tâm lý bầy đàn, nhiều người cảm thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng, do vậy xu hướng tự đầu tư vẫn là phổ biến.
Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu lên xuống thất thường và những thiệt hại đáng kể do không có chiến lược đầu tư hợp lý cũng như không có đủ nguồn lực để tìm kiếm và phân tích thông tin đã bắt đầu làm mọi người tin rằng việc kiếm tiền không hề rõ ràng và cần phải nghĩ lại.
Các nhà đầu tư cá nhân nên xem lại chiến lược đầu tư của mình, có thể cùng nhau góp vào các quĩ đầu tư vì làm một mình rủi ro sẽ rất lớn và dễ bị lợi dụng để trở thành sóng cho người ta lướt.
Đối với các quĩ đầu tư, đây là thời điểm tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, những công ty quản lý quĩ cần nâng cao tính chuyên nghiệp để tạo niềm tin và một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần phải được thiết lập ngay và thực thi có hiệu quả.
* Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Việt Nam hiện có 21 công ty quản lý quĩ đã được cấp phép hoạt động, trong đó có hai chứng chỉ quĩ được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM là VFMVF1 của Công ty Liên doanh Quản lý quĩ đầu tư chứng khoán Việt Nam và PRUBF1 của Công ty TNHH Quản lý quĩ đầu tư Prudential Việt Nam.
Tuy nhiên, đây là một câu chuyện khá lý thú hiện nay, nên và không nên đổ tiền vào các quĩ đầu tư?
Quĩ đầu tư hiểu đơn giản là tổ chức do một nhóm người góp vốn để cùng đầu tư vào các loại chứng khoán. Những người này sẽ tổ chức đại hội thành viên để thông qua chiến lược đầu tư và bầu ra hội đồng quản lý quĩ.
Có mấy loại quĩ đầu tư?
Đặc điểm quan trọng của các quĩ đầu tư là thay vì trực tiếp đầu tư, họ thường thuê các tổ chức quản lý quĩ chuyên nghiệp để đầu tư và quản lý danh mục nhằm đạt được mục tiêu đã được đại hội thành viên thông qua.
Để vận hành quĩ, hằng năm người quản lý quĩ được quyền trích một tỉ lệ phần trăm nhất định từ số vốn được giao để trang trải các khoản chi phí. Thêm vào đó, khi việc đầu tư mang lại suất sinh lợi cao, những người này sẽ được chia một tỉ lệ nhất định từ số lợi nhuận vượt mức.
Thông thường có hai loại quĩ: quĩ đóng là loại hình mà người góp tiền không thể rút tiền ra mà phải bán chứng chỉ quĩ của mình để thu hồi vốn; quĩ mở là loại quĩ mà người góp vốn có thể đến công ty quản lý quĩ “đòi lại số tiền đã góp” bất kỳ lúc nào. Việc điều hành quĩ mở thường khó khăn hơn vì không khéo khách hàng kéo đến đòi nợ thì không lấy đâu mà trả. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có các quĩ đóng.
Ngoài ra, có một loại hình quĩ đầu tư khác là quĩ đầu tư vào các tài sản rủi ro. Dạng quĩ này thường dành cho những người giàu (ví dụ tối thiểu 1 triệu USD), số lượng thành viên hạn chế (có thể là 100 người) với những chiến lược đầu tư đầy tham vọng.
Chính nhờ qui mô lớn và quản lý chuyên nghiệp nên hoạt động của các quĩ đầu tư thường ít bị tác động bởi những tin đồn và tâm lý bầy đàn. Đây chính là yếu tố làm thị trường chứng khoán phát triển ổn định cũng như giúp nhiều nhà đầu tư có được một suất sinh lợi kha khá.
Tuy nhiên, việc đưa tiền cho người khác đầu tư mà không có những cơ chế giám sát và khuyến khích phù hợp thì nhiều khi cũng mang lại những rắc rối và phiền toái. Có thể sau một thời gian tiền của mình tự nhiên bốc hơi hết vì chúng đã được sử dụng cho lợi ích của người đang nắm giữ. Đây chính là vấn đề xung đột lợi ích giữa người sở hữu và người điều hành.
Nên vào quĩ
Trong thời gian qua, hàng loạt quĩ đầu tư đang rục rịch ra đời. Tuy nhiên, việc huy động vốn không có nhiều thuận lợi.
Khi chỉ số chứng khoán cứ thẳng tiến do tâm lý bầy đàn, nhiều người cảm thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng, do vậy xu hướng tự đầu tư vẫn là phổ biến.
Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu lên xuống thất thường và những thiệt hại đáng kể do không có chiến lược đầu tư hợp lý cũng như không có đủ nguồn lực để tìm kiếm và phân tích thông tin đã bắt đầu làm mọi người tin rằng việc kiếm tiền không hề rõ ràng và cần phải nghĩ lại.
Các nhà đầu tư cá nhân nên xem lại chiến lược đầu tư của mình, có thể cùng nhau góp vào các quĩ đầu tư vì làm một mình rủi ro sẽ rất lớn và dễ bị lợi dụng để trở thành sóng cho người ta lướt.
Đối với các quĩ đầu tư, đây là thời điểm tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, những công ty quản lý quĩ cần nâng cao tính chuyên nghiệp để tạo niềm tin và một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần phải được thiết lập ngay và thực thi có hiệu quả.
* Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Việt Nam hiện có 21 công ty quản lý quĩ đã được cấp phép hoạt động, trong đó có hai chứng chỉ quĩ được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM là VFMVF1 của Công ty Liên doanh Quản lý quĩ đầu tư chứng khoán Việt Nam và PRUBF1 của Công ty TNHH Quản lý quĩ đầu tư Prudential Việt Nam.