Thông điệp của Thống đốc
Sẽ không lùi thời điểm các ngân hàng phải tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010
Ngân hàng Nhà nước sẽ không nhân nhượng việc các ngân hàng thương mại vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho khách hàng vay lại vì điều này rủi ro, ảnh hưởng tới an toàn hệ thống - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói trong buổi gặp mặt các nhà báo Tp.HCM nhân Ngày Báo chí Việt Nam.
Theo ông, đầu năm 2010 có 15 ngân hàng huy động vốn liên ngân hàng bằng từ 50% trở lên so với vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, nhưng đến nay hầu hết đã giảm xuống mức trung bình chỉ còn 21%, nhỉnh hơn không đáng kể so với quy định 20% của Ngân hàng Nhà nước.
Để có được con số 21% đó, cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã áp dụng một số biện pháp mạnh, trong đó có việc cho các ngân hàng vay tiền của Ngân hàng Nhà nước để trả những khoản vay trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), một trong những “con nợ” liên ngân hàng lớn, đã giảm số tiền vay liên ngân hàng từ 27.000 tỉ đồng xuống còn hơn 9.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục điều hành giao dịch thị trường mở một cách linh hoạt. “Ngân hàng Nhà nước hiện có trong tay 140.000 tỉ đồng giấy tờ có giá” - ông nói - “Nhiều người cho rằng tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm thấp, nhưng Ngân hàng Nhà nước thấy mức tăng trưởng 10,52% là hợp lý.
Riêng tháng 6/2010, dự báo tăng trưởng tín dụng hơn 3%. Việc giảm lãi suất đang gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện tại chịu tác động của cả nhân tố làm tăng và giảm đan xen nhau, và do lãi suất huy động chưa giảm trong thời gian trước mắt, khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào của ngân hàng không cao”. Rõ ràng, thông điệp của Thống đốc trong chính sách tiền tệ là vẫn tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Khi mà giảm lãi suất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước, thì dường như các ngân hàng không chú ý lắm đến điều này. “Cái chúng tôi cần là một mức chênh lệch lãi suất huy động - cho vay hợp lý, đủ để ngân hàng có lời” - tổng giám đốc một ngân hàng nói. Các tổ chức tín dụng bây giờ không thiếu tiền, nhưng số vốn dồi dào mà họ đang có chỉ là ngắn hạn nhờ vào lượng tiền Ngân hàng Nhà nước “bơm” ra ngắn hạn qua thị trường mở. Do nhu cầu vay vốn trên thị trường liên ngân hàng thấp bởi rào cản 20% nói trên, lãi suất tiền đồng liên ngân hàng đang giảm và sẽ còn giảm.
Nhiều ngân hàng không còn mặn mà kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Thay vào đó, đã xuất hiện hiện tượng một số ngân hàng đưa vốn cho các công ty con để các công ty này gửi vào những ngân hàng khác với lãi suất huy động cao, tới 11,5%/năm. Đây thực chất là cách lách quy định về vốn vay liên ngân hàng và nó cũng rủi ro không kém vì các khoản tiền gửi của các công ty con dạng trên chủ yếu ngắn ngày, chỉ một vài tuần.
Và quan trọng hơn hết, nhiều ngân hàng đã sẵn sàng hạ lãi suất cho vay 1-2%/năm (xuống 12%/năm) đối với những khách hàng làm ăn hiệu quả, nhưng tín dụng xem ra vẫn tăng trưởng chậm chạp. Tăng trưởng dư nợ nửa đầu năm nay của không ít ngân hàng ở mức 7-8% so với cuối năm ngoái, trong đó khoảng 70% thuộc về tăng trưởng tín dụng ngoại tệ. Mấu chốt là doanh nghiệp không muốn vay do sức tiêu thụ sản phẩm chậm. Thực chất của vấn đề hiện nay có lẽ không phải là lãi suất (lãi suất chỉ là một nhân tố có tác động vào), mà chính là sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sức cầu trong nước và xuất khẩu.
Thông điệp thứ hai của Thống đốc là sẽ không lùi thời điểm các ngân hàng phải tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Theo ông, hiện cả nước còn 22 ngân hàng cổ phần, một ngân hàng quốc doanh vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng. Nếu đến cuối tháng 9/2010 mà các ngân hàng này chưa tăng đủ vốn, thì phải trình phương án tự xử lý.
“Việc tăng vốn phải là tăng thật, không phải tăng ảo và tăng chéo (ngân hàng nọ cho cổ đông ngân hàng kia vay để tăng vốn - NV). Nghị định 141 về việc tăng vốn đã ban hành từ năm 2006, các ngân hàng có thời gian, có lộ trình chuẩn bị cho việc tăng vốn. Vì thế sẽ không có gia hạn” - Thống đốc khẳng định.
Thái độ cương quyết của Ngân hàng Nhà nước hẳn sẽ làm một số ngân hàng nhỏ đau đầu. Mặc dù đa số trong 22 ngân hàng cổ phần đã trình phương án tăng vốn, chủ yếu cho cổ đông hiện hữu, nhưng từ khi phương án được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đến khi đóng tiền vẫn còn một khoảng thời gian. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đến hạn mà cổ đông không đóng đủ tiền? Việc phát hành ra bên ngoài cho công chúng với giá bằng mệnh giá tỏ ra không khả thi với những ngân hàng mà giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC dưới mệnh giá. Trong điều kiện đó, sáp nhập ngân hàng đang được trông đợi sẽ diễn ra!
Hải Lý (TBKTSG)
Theo ông, đầu năm 2010 có 15 ngân hàng huy động vốn liên ngân hàng bằng từ 50% trở lên so với vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, nhưng đến nay hầu hết đã giảm xuống mức trung bình chỉ còn 21%, nhỉnh hơn không đáng kể so với quy định 20% của Ngân hàng Nhà nước.
Để có được con số 21% đó, cơ quan quản lý ngành ngân hàng đã áp dụng một số biện pháp mạnh, trong đó có việc cho các ngân hàng vay tiền của Ngân hàng Nhà nước để trả những khoản vay trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), một trong những “con nợ” liên ngân hàng lớn, đã giảm số tiền vay liên ngân hàng từ 27.000 tỉ đồng xuống còn hơn 9.000 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục điều hành giao dịch thị trường mở một cách linh hoạt. “Ngân hàng Nhà nước hiện có trong tay 140.000 tỉ đồng giấy tờ có giá” - ông nói - “Nhiều người cho rằng tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm thấp, nhưng Ngân hàng Nhà nước thấy mức tăng trưởng 10,52% là hợp lý.
Riêng tháng 6/2010, dự báo tăng trưởng tín dụng hơn 3%. Việc giảm lãi suất đang gặp khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện tại chịu tác động của cả nhân tố làm tăng và giảm đan xen nhau, và do lãi suất huy động chưa giảm trong thời gian trước mắt, khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào của ngân hàng không cao”. Rõ ràng, thông điệp của Thống đốc trong chính sách tiền tệ là vẫn tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Khi mà giảm lãi suất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước, thì dường như các ngân hàng không chú ý lắm đến điều này. “Cái chúng tôi cần là một mức chênh lệch lãi suất huy động - cho vay hợp lý, đủ để ngân hàng có lời” - tổng giám đốc một ngân hàng nói. Các tổ chức tín dụng bây giờ không thiếu tiền, nhưng số vốn dồi dào mà họ đang có chỉ là ngắn hạn nhờ vào lượng tiền Ngân hàng Nhà nước “bơm” ra ngắn hạn qua thị trường mở. Do nhu cầu vay vốn trên thị trường liên ngân hàng thấp bởi rào cản 20% nói trên, lãi suất tiền đồng liên ngân hàng đang giảm và sẽ còn giảm.
Nhiều ngân hàng không còn mặn mà kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. Thay vào đó, đã xuất hiện hiện tượng một số ngân hàng đưa vốn cho các công ty con để các công ty này gửi vào những ngân hàng khác với lãi suất huy động cao, tới 11,5%/năm. Đây thực chất là cách lách quy định về vốn vay liên ngân hàng và nó cũng rủi ro không kém vì các khoản tiền gửi của các công ty con dạng trên chủ yếu ngắn ngày, chỉ một vài tuần.
Và quan trọng hơn hết, nhiều ngân hàng đã sẵn sàng hạ lãi suất cho vay 1-2%/năm (xuống 12%/năm) đối với những khách hàng làm ăn hiệu quả, nhưng tín dụng xem ra vẫn tăng trưởng chậm chạp. Tăng trưởng dư nợ nửa đầu năm nay của không ít ngân hàng ở mức 7-8% so với cuối năm ngoái, trong đó khoảng 70% thuộc về tăng trưởng tín dụng ngoại tệ. Mấu chốt là doanh nghiệp không muốn vay do sức tiêu thụ sản phẩm chậm. Thực chất của vấn đề hiện nay có lẽ không phải là lãi suất (lãi suất chỉ là một nhân tố có tác động vào), mà chính là sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sức cầu trong nước và xuất khẩu.
Thông điệp thứ hai của Thống đốc là sẽ không lùi thời điểm các ngân hàng phải tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010. Theo ông, hiện cả nước còn 22 ngân hàng cổ phần, một ngân hàng quốc doanh vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng. Nếu đến cuối tháng 9/2010 mà các ngân hàng này chưa tăng đủ vốn, thì phải trình phương án tự xử lý.
“Việc tăng vốn phải là tăng thật, không phải tăng ảo và tăng chéo (ngân hàng nọ cho cổ đông ngân hàng kia vay để tăng vốn - NV). Nghị định 141 về việc tăng vốn đã ban hành từ năm 2006, các ngân hàng có thời gian, có lộ trình chuẩn bị cho việc tăng vốn. Vì thế sẽ không có gia hạn” - Thống đốc khẳng định.
Thái độ cương quyết của Ngân hàng Nhà nước hẳn sẽ làm một số ngân hàng nhỏ đau đầu. Mặc dù đa số trong 22 ngân hàng cổ phần đã trình phương án tăng vốn, chủ yếu cho cổ đông hiện hữu, nhưng từ khi phương án được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đến khi đóng tiền vẫn còn một khoảng thời gian. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đến hạn mà cổ đông không đóng đủ tiền? Việc phát hành ra bên ngoài cho công chúng với giá bằng mệnh giá tỏ ra không khả thi với những ngân hàng mà giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC dưới mệnh giá. Trong điều kiện đó, sáp nhập ngân hàng đang được trông đợi sẽ diễn ra!
Hải Lý (TBKTSG)