Thống đốc chỉ thị xử lý nợ xấu, giảm tiếp lãi suất
Đến 30/6/2015, các tổ chức tín dụng phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015
Ngày 27/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lần lượt có Chỉ thị số 01 và Chỉ thị số 02 về xử lý nợ xấu và định hướng giảm lãi suất cho vay.
Tại Chỉ thị số 01, Thống đốc nêu định hướng điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm pháp theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế.
Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Năm 2015, nhà điều hành chính sách tiền tệ định hướng tổng phương tiện thanh toán sẽ tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 13-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế; ổn định tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), ổn định thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.
Ở Chỉ thị số 02, Thống đốc chỉ thị các giải pháp, lộ trình cụ thể để xử lý nợ xấu, nhằm thực hiện mục tiêu giảm được về mức dưới 3% đến cuối năm 2015.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan tới xử lý nợ xấu; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để VAMC thực hiện trong năm 2015; tiếp tục có giải pháp hỗ trợ trong việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong quá trình tái cơ cấu…
Đối với các tổ chức tín dụng, Chỉ thị 02 yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh; nghiêm cấm lợi dụng việc xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng phải triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; xây dựng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2015 (chi tiết chỉ tiêu xử lý nợ xấu cho từng tháng).
Trong báo cáo trên, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, đảm bảo đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015; riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015 để đến cuối năm đưa nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại.
Tại Chỉ thị số 01, Thống đốc nêu định hướng điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm pháp theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế.
Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Năm 2015, nhà điều hành chính sách tiền tệ định hướng tổng phương tiện thanh toán sẽ tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 13-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế; ổn định tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), ổn định thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.
Ở Chỉ thị số 02, Thống đốc chỉ thị các giải pháp, lộ trình cụ thể để xử lý nợ xấu, nhằm thực hiện mục tiêu giảm được về mức dưới 3% đến cuối năm 2015.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan tới xử lý nợ xấu; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án mua, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường để VAMC thực hiện trong năm 2015; tiếp tục có giải pháp hỗ trợ trong việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong quá trình tái cơ cấu…
Đối với các tổ chức tín dụng, Chỉ thị 02 yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; nghiêm cấm sử dụng biện pháp che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh; nghiêm cấm lợi dụng việc xử lý nợ xấu để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng phải triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín dụng; xây dựng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2015 (chi tiết chỉ tiêu xử lý nợ xấu cho từng tháng).
Trong báo cáo trên, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, đảm bảo đến ngày 30/6/2015 phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015; riêng chỉ tiêu bán nợ xấu cho VAMC phải đạt không dưới 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015 để đến cuối năm đưa nợ xấu về mức dưới 3% tổng tài sản có được phân loại.