01:43 25/02/2009

Thống đốc có thể chỉ định sáp nhập ngân hàng yếu kém

Minh Đức

Các ngân hàng có khả năng đổ vỡ và không tự nguyện hợp nhất hay sáp nhập sẽ bị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định xử lý

Theo diễn giải của dự thảo thông tư, sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Theo diễn giải của dự thảo thông tư, sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ định xử lý các ngân hàng có khả năng đổ vỡ và không tự nguyện hợp nhất hay sáp nhập .

Đây là một nội dung đặt ra trong dự thảo thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng và tổ chức lấy ý kiến.

Văn bản này là sự kế thừa và khắc phục những bất cập của quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam (ban hành theo Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN5, ngày 17/7/1998, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Theo diễn giải của dự thảo thông tư, sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.

Còn hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.

Dự thảo thông tư xác định, việc hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được xét theo hai trường hợp, tự nguyện và chỉ định.

Đối với hình thức tự nguyện, theo ý kiến của tổ soạn thảo, đây là quyền của chủ sở hữu tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng có thể tham gia sáp nhập, hợp nhất để phù hợp với mục tiêu phát triển và nguyện vọng của chủ sở hữu.

Còn các trường hợp các tổ chức tín dụng không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống sẽ phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Về hình thức chỉ định, các thành viên soạn thảo nhận định rằng, hoạt động của các tổ chức tín dụng có tính nhạy cảm cao và lan truyền, một tổ chức tín dụng đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Theo đó, một trường hợp nào đó rơi vào tình trạng yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống mà không thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo phương thức tự nguyện thì phải thực hiện theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Và trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể.

Một điểm được tổ soạn thảo lưu ý trong dự thảo là các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp tại các tổ chức tín dụng trong những trường hợp trên.

Cụ thể, trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và/hoặc bán các phần vốn góp tại các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập và hợp nhất.

Trường hợp việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, tổ chức tín dụng phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định trước khi thực hiện.

Do quá trình sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng khá phức tạp và để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, dự thảo thông tư cũng đưa ra quy định đối với tất cả các trường hợp sáp nhập, hợp nhất phải áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đây cũng là hai bước bắt buộc trong quy định đối với việc thành lập các tổ chức tín dụng mới hiện nay.