Thông xe 6 năm, đại lộ Thăng Long vẫn chưa hoàn thành
UBND thành phố Hà Nội được yêu cầu khẩn trương bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm dự án
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương bố trí đủ vốn để Bộ Giao thông Vận tải thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thi công hoàn thành dứt điểm dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc trong năm 2016.
Cùng với đó, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội làm việc, thống nhất việc chuyển các trạm biến áp phục vụ chiếu sáng của các dự án giao thông để tiếp nhận, quản lý các trạm biến áp này theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long) có chiều dài 30 km, điểm đầu giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội tại nút giao Trung Hòa và điểm cuối giao cắt với quốc lộ 21.
Tổng mức đầu tư của dự án này là 7.527 tỷ đồng, khởi công từ tháng 3/2005, đưa vào khai thác từ tháng 10/2010.
Đại lộ Thăng Long được đầu tư nhằm kết nối trung tâm Hà Nội với các chuỗi đô thị vệ tinh: Xuân Mai, Miếu Môn, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cung đường mở đầu, nối với đường Hồ Chí Minh tại điểm xuất phát đầu tiên là Hòa Lạc.
Tuyến đường này cũng nối với các quốc lộ khác trong vùng như quốc lộ 6, quốc lộ 21, quốc lộ 32, quốc lộ 37, quốc lộ 2… tạo thành mạng giao thông liên kết các vùng kinh tế, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía Bắc.
Cùng với đó, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Hà Nội làm việc, thống nhất việc chuyển các trạm biến áp phục vụ chiếu sáng của các dự án giao thông để tiếp nhận, quản lý các trạm biến áp này theo đúng quy định của pháp luật.
Dự án mở rộng, hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long) có chiều dài 30 km, điểm đầu giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội tại nút giao Trung Hòa và điểm cuối giao cắt với quốc lộ 21.
Tổng mức đầu tư của dự án này là 7.527 tỷ đồng, khởi công từ tháng 3/2005, đưa vào khai thác từ tháng 10/2010.
Đại lộ Thăng Long được đầu tư nhằm kết nối trung tâm Hà Nội với các chuỗi đô thị vệ tinh: Xuân Mai, Miếu Môn, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cung đường mở đầu, nối với đường Hồ Chí Minh tại điểm xuất phát đầu tiên là Hòa Lạc.
Tuyến đường này cũng nối với các quốc lộ khác trong vùng như quốc lộ 6, quốc lộ 21, quốc lộ 32, quốc lộ 37, quốc lộ 2… tạo thành mạng giao thông liên kết các vùng kinh tế, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía Bắc.