Thu hút FDI đừng quên... trong nước
Vốn FDI vào Việt Nam suy giảm có một phần nguyên nhân từ yếu tố niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách
Sự suy giảm của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hiện hữu. Nguyên nhân khách quan nhiều, mà chủ quan cũng không ít. Trong đó, có yếu tố niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có một cuộc họp với các đơn vị trực thuộc và địa phương về vấn đề ngăn chặn đà suy giảm của nguồn vốn FDI. Từ các ý kiến tại đây, có thể thấy trong khi Việt Nam đang cố gắng tìm cách thu hút các đối tác lớn, các “đại gia” của thế giới đến đầu tư, thì cách ứng xử đối với các dự án FDI trong nước lại đang có vấn đề.
“Chúng ta quan tâm nhiều đến thu hút, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khi việc chăm sóc, hỗ trợ nhà đầu tư đang kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam lại làm chưa đến nơi đến chốn”, ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế nói.
Một điển hình là nhà đầu tư Formusa tại Hà Tĩnh. Đây là dự án lớn, với nguồn vốn đầu tư dự kiến của giai đoạn 1 sẽ lên tới 10 tỷ USD thay vì 8,9 tỷ USD như kế hoạch trước đây. Chủ đầu tư đã hoàn thành san lấp 961 ha mặt bằng theo cao trình thiết kế trong tổng số 1.966 ha cần san lấp, trong đó đã hoàn thành khoảng 577 trong số 745 ha diện tích đất cần san lấp của giai đoạn 1.
“Hiện Formusa đang trong giai đoạn hút cát để san nền và theo đó, cát ở lại trong khi nước được thải ra. Nhưng tỉnh Hà Tĩnh buộc chủ đầu tư phải nộp phí môi trường. Vậy thì chủ đầu tư có chấp nhận được không?”, ông Thắng đặt câu hỏi.
Đó là một trong vô vàn những vướng mắc giữa nhà chức trách và chủ đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách thuế không tương thích với Luật Đầu tư cũng ảnh hưởng xấu đến nhiều nhà đầu tư.
Như trường hợp Kumho Asiana (Hàn Quốc). Doanh nghiệp này đang tích cực triển khai kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires (khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương) thêm 100 triệu USD. Hiện nay, Kumho Tires đang phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, trong khi theo giấy phép đầu tư ban đầu, thuế suất mà nhà đầu tư được hưởng chỉ là 15%.
Lý do Bình Dương đưa ra khi không cho Kumho Tires được hưởng ưu đãi thuế là chính sách thuế đã thay đổi. Nhưng nếu xem xét lại Luật Đầu tư sẽ thấy, lý do này chưa chuẩn khi áp vào luật. Bởi theo quy định của điều 11 của Luật Đầu tư, “trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực, thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư…”.
Đó là chưa nói đến sức ảnh hưởng và sự lan toả của nhà đầu tư này không nhỏ khi họ cam kết sẽ sử dụng những nguyên liệu tại Việt Nam để sản xuất.
Một trường hợp khác là tập đoàn Robert Bosch (Đức), nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng lại không được hưởng các chính sách ưu đãi như một doanh nghiệp công nghệ cao.
Sự thay đổi và không nhất quán về chính sách sẽ khiến sức thu hút đầu tư bị sụt giảm. Ông Vũ Đại Thắng cho rằng, chúng ta cần tập trung cho chế độ “hậu mãi” tốt hơn thay thế hai chữ mà hiện nay đang nhắc nhiều, trong khi rất gây dị ứng cho nhà đầu tư, đó là “hậu kiểm”.
Ông đề xuất cần thành lập một cơ quan hỗ trợ nhà đầu tư sau khi cấp phép. Đây là một đề xuất không mới, vì thực tế trước đây, tại Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã có một cơ quan là Vụ Quản lý sau cấp phép.
“Không thể không làm, bởi khi nhà đầu tư vướng mắc, họ không biết kêu ai”, ông Thắng nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng cung cấp một thông tin thú vị: theo nguồn tin từ JICA, thì 20% nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam qua con đường hội thảo, xúc tiến đầu tư; hơn 70% nhà đầu tư vào Việt Nam thông qua con đường giới thiệu, truyền tai từ người đi trước. Điều đó cho thấy, việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, tức là chăm sóc các nhà đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam là điều cần thiết, và rất quan trọng.
“Vì thế, đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư cũng xác định việc hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng”, ông Hoàng nói.
Đối mặt với sự cạnh tranh nguồn vốn FDI ngày càng cao, đặc biệt là với ngay các nước trong khu vực, nếu không sớm thay đổi, Việt Nam sẽ mất sức hấp dẫn. Chính vì vậy, nhiều ý kiến đồng đồng nhất với đề xuất thành lập một ủy ban quản lý FDI tầm Chính phủ được nêu tại đề án về nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020. Bởi, có nhiều vấn đề, nhiều khúc mắc của nhà đầu tư chỉ Thủ tướng mới có thể giải quyết.
Và, khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục bị giảm điểm trong những năm qua, thì rõ ràng, không có cách nào khác, phải tiếp tục cải cách.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có một cuộc họp với các đơn vị trực thuộc và địa phương về vấn đề ngăn chặn đà suy giảm của nguồn vốn FDI. Từ các ý kiến tại đây, có thể thấy trong khi Việt Nam đang cố gắng tìm cách thu hút các đối tác lớn, các “đại gia” của thế giới đến đầu tư, thì cách ứng xử đối với các dự án FDI trong nước lại đang có vấn đề.
“Chúng ta quan tâm nhiều đến thu hút, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khi việc chăm sóc, hỗ trợ nhà đầu tư đang kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam lại làm chưa đến nơi đến chốn”, ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế nói.
Một điển hình là nhà đầu tư Formusa tại Hà Tĩnh. Đây là dự án lớn, với nguồn vốn đầu tư dự kiến của giai đoạn 1 sẽ lên tới 10 tỷ USD thay vì 8,9 tỷ USD như kế hoạch trước đây. Chủ đầu tư đã hoàn thành san lấp 961 ha mặt bằng theo cao trình thiết kế trong tổng số 1.966 ha cần san lấp, trong đó đã hoàn thành khoảng 577 trong số 745 ha diện tích đất cần san lấp của giai đoạn 1.
“Hiện Formusa đang trong giai đoạn hút cát để san nền và theo đó, cát ở lại trong khi nước được thải ra. Nhưng tỉnh Hà Tĩnh buộc chủ đầu tư phải nộp phí môi trường. Vậy thì chủ đầu tư có chấp nhận được không?”, ông Thắng đặt câu hỏi.
Đó là một trong vô vàn những vướng mắc giữa nhà chức trách và chủ đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách thuế không tương thích với Luật Đầu tư cũng ảnh hưởng xấu đến nhiều nhà đầu tư.
Như trường hợp Kumho Asiana (Hàn Quốc). Doanh nghiệp này đang tích cực triển khai kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires (khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương) thêm 100 triệu USD. Hiện nay, Kumho Tires đang phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, trong khi theo giấy phép đầu tư ban đầu, thuế suất mà nhà đầu tư được hưởng chỉ là 15%.
Lý do Bình Dương đưa ra khi không cho Kumho Tires được hưởng ưu đãi thuế là chính sách thuế đã thay đổi. Nhưng nếu xem xét lại Luật Đầu tư sẽ thấy, lý do này chưa chuẩn khi áp vào luật. Bởi theo quy định của điều 11 của Luật Đầu tư, “trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực, thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư…”.
Đó là chưa nói đến sức ảnh hưởng và sự lan toả của nhà đầu tư này không nhỏ khi họ cam kết sẽ sử dụng những nguyên liệu tại Việt Nam để sản xuất.
Một trường hợp khác là tập đoàn Robert Bosch (Đức), nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng lại không được hưởng các chính sách ưu đãi như một doanh nghiệp công nghệ cao.
Sự thay đổi và không nhất quán về chính sách sẽ khiến sức thu hút đầu tư bị sụt giảm. Ông Vũ Đại Thắng cho rằng, chúng ta cần tập trung cho chế độ “hậu mãi” tốt hơn thay thế hai chữ mà hiện nay đang nhắc nhiều, trong khi rất gây dị ứng cho nhà đầu tư, đó là “hậu kiểm”.
Ông đề xuất cần thành lập một cơ quan hỗ trợ nhà đầu tư sau khi cấp phép. Đây là một đề xuất không mới, vì thực tế trước đây, tại Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã có một cơ quan là Vụ Quản lý sau cấp phép.
“Không thể không làm, bởi khi nhà đầu tư vướng mắc, họ không biết kêu ai”, ông Thắng nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng cung cấp một thông tin thú vị: theo nguồn tin từ JICA, thì 20% nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam qua con đường hội thảo, xúc tiến đầu tư; hơn 70% nhà đầu tư vào Việt Nam thông qua con đường giới thiệu, truyền tai từ người đi trước. Điều đó cho thấy, việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, tức là chăm sóc các nhà đầu tư đang làm ăn tại Việt Nam là điều cần thiết, và rất quan trọng.
“Vì thế, đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư cũng xác định việc hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng”, ông Hoàng nói.
Đối mặt với sự cạnh tranh nguồn vốn FDI ngày càng cao, đặc biệt là với ngay các nước trong khu vực, nếu không sớm thay đổi, Việt Nam sẽ mất sức hấp dẫn. Chính vì vậy, nhiều ý kiến đồng đồng nhất với đề xuất thành lập một ủy ban quản lý FDI tầm Chính phủ được nêu tại đề án về nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020. Bởi, có nhiều vấn đề, nhiều khúc mắc của nhà đầu tư chỉ Thủ tướng mới có thể giải quyết.
Và, khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục bị giảm điểm trong những năm qua, thì rõ ràng, không có cách nào khác, phải tiếp tục cải cách.