Thử tính tỷ suất lợi nhuận của… cướp biển Somali!
Hải tặc Somali kiếm được mức lợi nhuận 60%, ngang ngửa mức lợi nhuận Microsoft đạt được với sản phẩm hệ điều hành Windows
Nếu coi các vụ cướp tàu do hải tặc Somali tiến hành là những vụ làm ăn, thì đây thực sự là một lĩnh vực quá béo bở, chẳng kém gì ngành công nghiệp phần mềm.
Sau khi trừ tất cả chi phí, các toán cướp này cũng kiếm được mức lợi nhuận ngang ngửa với tỷ suất lợi nhuận 60% mà Microsoft đạt được với sản phẩm hệ điều hành Windows.
Tờ New York Times tính toán, năm 2008, cướp biển Somali đã kiếm được khoảng 50 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm nay, con số này có thể tăng gấp 4 lần. Thời gian qua, thông tin về các con tàu bị các băng đảng này bắt giữ đều là mức tiền chuộc 2 triệu USD cho cả tàu và thủy thủ đoàn. Trong một số vụ, bọn cướp biển còn đòi tiền chuộc tàu lên tới mức 5 triệu USD.
Ước tính, hiện bình quân mỗi ngày cướp biển Somali cướp gần một con tàu. Riêng trong tuần này, mỗi ngày bọn chúng chiếm 4 tàu. Nhiều tàu hải quân lớn của các nước, bao gồm cả tàu hải quân Mỹ, đều đặn tuần tra trên các tuyến vận tải biển để ngăn chặn nạn bọn hải tặc ra tay, nhưng tỷ lệ các vụ cướp tàu vẫn gia tăng tương đối nhanh.
Thậm chí cả những dự báo thận trọng cũng cho rằng, năm 2009, cướp biển Somali có thể cuớp 80-120 con tàu. Với số tàu trên, tổng thu nhập của những tay cướp biển ở quốc gia châu Phi này có thể lên tới 200 triệu USD trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ lĩnh vực làm ăn nào, bọn cướp cũng không thể bỏ túi trọn số tiền này mà cũng phải trả nhiều chi phí khác.
Nhiều khả năng, giới hải tặc Somali phải chia chác tiền chuộc mà chúng kiếm được với các quan chức tham nhũng của vùng Putland - khu vực neo đậu của phần lớn những con tàu mẹ chuyên nhiệm vụ chở những con tàu nhỏ hơn của bọn cướp biển ra khơi. Để tránh sự can thiệp quốc tế vào khu vực này, rất có thể các băng cướp biển phải chia cho các quan chức của Putland khoảng 1/3 số tiền chúng kiếm được, tức vào khoảng 65 triệu USD trong năm nay.
Một khoản chi lớn nữa là tiền để tậu vào bảo trì những con tàu mẹ. Đây thường là những con tàu đánh cá lớn, dài khoảng 30,5m. Hải quân nước ngoài đã đánh đắm một hai con tàu như vậy của các băng cướp biển Somali, nhưng tuổi thọ của các con tàu này là tương đối dài. Một tàu mẹ lớn đóng vào thập niên 1970 có giá khoảng 1 triệu USD, trong khi một con tàu tương tự đã qua sử dụng 10 năm có giá 3 triệu USD. Một số tàu mẹ mà bọn cướp biển sử dụng có thể chính là chiến lợi phẩm trong các vụ cướp.
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 số nỗ lực cướp tàu mà bọn cướp biển thực hiện mà thành công. Để có thể cướp được 120 con tàu mỗi năm với 400 vụ cướp được tiến hành, bọn cướp biển phải triển khai ít nhất trên chục con tàu mẹ trên biển ở bất kỳ thời điểm nào.
Chi phí để mua và bảo trì những con tàu này vào khoảng 3 triệu USD/năm (trong trường hợp con tàu là chiến lợi phẩm của vụ cướp, bọn cướp dĩ nhiên không được nhận tiền chuộc). Như vậy, chi phí cho các con tàu mẹ vào khoảng 30-36 triệu USD. Tuy nhiên, đây không phải là chi phí hàng năm. Với mỗi con tàu mẹ bị đánh đắm, chi phí để thay thế tàu là 3 triệu USD. Nếu tính theo kiểu phân bổ chi phí kinh doanh, thì chi phí tàu mẹ mỗi năm mà bọn cướp biển phải bỏ ra là vào khoảng 6 triệu USD.
Mỗi con tàu mẹ thường hoạt động với 4-5 thuyền tấn công của bọn cướp. Đây thường là những chiếc thuyền chế tạo bằng kim loại nhẹ hoặc hợp kim, thay vì bằng gỗ, mỗi chiếc được lắp ít nhất hai động cơ turbo chạy dầu diesel 480 mã lực. Thường thì chẳng con tàu bị cướp nào lại lắp loại động cơ này, do đó, đây lại là một khoản chi phí lớn nữa mà bọn cướp phải bỏ ra.
Nếu cướp biển Somali có 50 con thuyền tấn công, chúng phải có ít nhất 100 động cơ như vậy. Mỗi chiếc động cơ này có giá 15.000 USD, do đó, tổng chi phí sẽ là 1,5 triệu USD. Nhìn chung, những động cơ này không cần phải thay thế hàng năm.
Về phần mình, những chiếc thuyền tấn công chưa gắn động cơ có giá cùng lắm là 50.000 USD mỗi chiếc, nên tổng chi phí cho cả 50 con thuyền sẽ là 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, đây cũng phải là chi phí hàng năm mà bọn cướp phải bỏ ra, trừ trường hợp chúng phải chi tiền để thay thế một vài chiếc thuyền bị đánh đắm hoặc hỏng, không dùng được nữa.
Nhiên liệu diesel dùng cho đội tàu, thuyền này là khá đắt, nhưng bọn cướp cũng tận dụng được nhiều nhiên liệu từ những con tàu mà chúng cướp được. Ngoài ra, các băng cướp cũng phải trả lương cho thợ cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng các con tàu, thuyền, nhưng chi phí này có thể chỉ là một con số khiêm tốn.
Mỗi con tàu mẹ và thuyền tấn công đòi hỏi phải có các hệ thống cao cấp định vị toàn cầu (GPS), radar và định vị dưới nước. Những radar tốt nhất trên những con thuyền tấn công có giá khoảng 4.000 USD. Hệ thống GPS cao cấp có giá 1.500 USD, còn hệ thống định vị dưới nước có giá khoảng 1.000 USD. Tất cả những thiết bị này chiếm tổng chi phí 400.000 USD cho 12 con tàu mẹ và 50 con thuyền tấn công, chưa tính chi phí lắp đặt. Mặc dù vậy, đây cũng không phải là chi phí hàng năm vì các thiết bị trên có thể được sử dụng trong vòng nhiều năm.
Chi phí cho thiết bị điện thoại vệ tinh báo thời tiết từ một trong hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh toàn cầu Iridium và GlobalStar là 1.200 USD mỗi máy. Nếu mỗi thuyền tấn công được gắn 2 máy điện thoại, tổng chi phí cho số máy này sẽ là 120.000 USD. Do hỏng hóc, nhiều khả năng thiết bị này đòi hỏi phải được thay thế hàng năm.
Giá cước của mỗi cuộc điện thoại vệ tinh là 5 USD/phút. Giả sử mỗi tháng, trên mỗi máy này có 100 phút sử dụng, tổng cước phí sẽ là 600.000 USD mỗi năm.
Vũ khí là một trong những hạng mục chi phí lớn nhất mà các nhóm cướp biển phải trả. Mỗi khẩu AK-47 có giá khoảng 345 USD. Nếu các băng nhóm cướp biển Somali có tổng cộng 500 tên, số tiền phải bỏ ra để mua súng AK sẽ là 173.000 USD. Giá mỗi khẩu súng lục 9MM trên thị trường chợ đen là vào khoảng 200 USD, nên tổng số tiền mua súng lục cho 500 tên cướp sẽ là 100.000 USD. Súng máy có giá 14.000 USD/khẩu, nên nếu mỗi thuyền tấn công có một khẩu và mỗi tàu mẹ có hai khẩu, tổng chi phí sẽ là trên 1 triệu USD.
Rocket được sử dụng phổ biến trong các vụ cướp tàu có giá 3.000 USD mỗi quả, do đó, nếu mỗi trong tổng số 400 vụ cướp được tiến hành có một quả được sử dụng, chi phí sẽ là 1,2 triệu USD. Mỗi viên đạn có giá 1 USD, tổng số tiền phải bỏ ra để mua đạn mỗi năm là 250.000 USD.
Tiền ăn ở cho 500 tên cướp và trung bình 200 con tin mỗi năm là 10 USD/người/ngày, tức 2,5 triệu USD/năm.
Thực hiện phân bổ chi phí ở những công cụ có thể sử dụng hơn 1 năm trở lên, chi phí cho hoạt động của các băng đảng cướp biển Somali sẽ là 79 triệu USD. Do đó, lợi nhuận của bọn cướp này năm nay sẽ là 120 triệu USD, tương đương mức lợi nhuận 60%, bằng tỷ suất lợi nhuận mà phần mềm Windows mang lại cho Microsoft. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người ở Somali chỉ là 600 USD/năm!
(Theo Time)
Sau khi trừ tất cả chi phí, các toán cướp này cũng kiếm được mức lợi nhuận ngang ngửa với tỷ suất lợi nhuận 60% mà Microsoft đạt được với sản phẩm hệ điều hành Windows.
Tờ New York Times tính toán, năm 2008, cướp biển Somali đã kiếm được khoảng 50 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm nay, con số này có thể tăng gấp 4 lần. Thời gian qua, thông tin về các con tàu bị các băng đảng này bắt giữ đều là mức tiền chuộc 2 triệu USD cho cả tàu và thủy thủ đoàn. Trong một số vụ, bọn cướp biển còn đòi tiền chuộc tàu lên tới mức 5 triệu USD.
Ước tính, hiện bình quân mỗi ngày cướp biển Somali cướp gần một con tàu. Riêng trong tuần này, mỗi ngày bọn chúng chiếm 4 tàu. Nhiều tàu hải quân lớn của các nước, bao gồm cả tàu hải quân Mỹ, đều đặn tuần tra trên các tuyến vận tải biển để ngăn chặn nạn bọn hải tặc ra tay, nhưng tỷ lệ các vụ cướp tàu vẫn gia tăng tương đối nhanh.
Thậm chí cả những dự báo thận trọng cũng cho rằng, năm 2009, cướp biển Somali có thể cuớp 80-120 con tàu. Với số tàu trên, tổng thu nhập của những tay cướp biển ở quốc gia châu Phi này có thể lên tới 200 triệu USD trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ lĩnh vực làm ăn nào, bọn cướp cũng không thể bỏ túi trọn số tiền này mà cũng phải trả nhiều chi phí khác.
Nhiều khả năng, giới hải tặc Somali phải chia chác tiền chuộc mà chúng kiếm được với các quan chức tham nhũng của vùng Putland - khu vực neo đậu của phần lớn những con tàu mẹ chuyên nhiệm vụ chở những con tàu nhỏ hơn của bọn cướp biển ra khơi. Để tránh sự can thiệp quốc tế vào khu vực này, rất có thể các băng cướp biển phải chia cho các quan chức của Putland khoảng 1/3 số tiền chúng kiếm được, tức vào khoảng 65 triệu USD trong năm nay.
Một khoản chi lớn nữa là tiền để tậu vào bảo trì những con tàu mẹ. Đây thường là những con tàu đánh cá lớn, dài khoảng 30,5m. Hải quân nước ngoài đã đánh đắm một hai con tàu như vậy của các băng cướp biển Somali, nhưng tuổi thọ của các con tàu này là tương đối dài. Một tàu mẹ lớn đóng vào thập niên 1970 có giá khoảng 1 triệu USD, trong khi một con tàu tương tự đã qua sử dụng 10 năm có giá 3 triệu USD. Một số tàu mẹ mà bọn cướp biển sử dụng có thể chính là chiến lợi phẩm trong các vụ cướp.
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 số nỗ lực cướp tàu mà bọn cướp biển thực hiện mà thành công. Để có thể cướp được 120 con tàu mỗi năm với 400 vụ cướp được tiến hành, bọn cướp biển phải triển khai ít nhất trên chục con tàu mẹ trên biển ở bất kỳ thời điểm nào.
Chi phí để mua và bảo trì những con tàu này vào khoảng 3 triệu USD/năm (trong trường hợp con tàu là chiến lợi phẩm của vụ cướp, bọn cướp dĩ nhiên không được nhận tiền chuộc). Như vậy, chi phí cho các con tàu mẹ vào khoảng 30-36 triệu USD. Tuy nhiên, đây không phải là chi phí hàng năm. Với mỗi con tàu mẹ bị đánh đắm, chi phí để thay thế tàu là 3 triệu USD. Nếu tính theo kiểu phân bổ chi phí kinh doanh, thì chi phí tàu mẹ mỗi năm mà bọn cướp biển phải bỏ ra là vào khoảng 6 triệu USD.
Mỗi con tàu mẹ thường hoạt động với 4-5 thuyền tấn công của bọn cướp. Đây thường là những chiếc thuyền chế tạo bằng kim loại nhẹ hoặc hợp kim, thay vì bằng gỗ, mỗi chiếc được lắp ít nhất hai động cơ turbo chạy dầu diesel 480 mã lực. Thường thì chẳng con tàu bị cướp nào lại lắp loại động cơ này, do đó, đây lại là một khoản chi phí lớn nữa mà bọn cướp phải bỏ ra.
Nếu cướp biển Somali có 50 con thuyền tấn công, chúng phải có ít nhất 100 động cơ như vậy. Mỗi chiếc động cơ này có giá 15.000 USD, do đó, tổng chi phí sẽ là 1,5 triệu USD. Nhìn chung, những động cơ này không cần phải thay thế hàng năm.
Về phần mình, những chiếc thuyền tấn công chưa gắn động cơ có giá cùng lắm là 50.000 USD mỗi chiếc, nên tổng chi phí cho cả 50 con thuyền sẽ là 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, đây cũng phải là chi phí hàng năm mà bọn cướp phải bỏ ra, trừ trường hợp chúng phải chi tiền để thay thế một vài chiếc thuyền bị đánh đắm hoặc hỏng, không dùng được nữa.
Nhiên liệu diesel dùng cho đội tàu, thuyền này là khá đắt, nhưng bọn cướp cũng tận dụng được nhiều nhiên liệu từ những con tàu mà chúng cướp được. Ngoài ra, các băng cướp cũng phải trả lương cho thợ cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng các con tàu, thuyền, nhưng chi phí này có thể chỉ là một con số khiêm tốn.
Mỗi con tàu mẹ và thuyền tấn công đòi hỏi phải có các hệ thống cao cấp định vị toàn cầu (GPS), radar và định vị dưới nước. Những radar tốt nhất trên những con thuyền tấn công có giá khoảng 4.000 USD. Hệ thống GPS cao cấp có giá 1.500 USD, còn hệ thống định vị dưới nước có giá khoảng 1.000 USD. Tất cả những thiết bị này chiếm tổng chi phí 400.000 USD cho 12 con tàu mẹ và 50 con thuyền tấn công, chưa tính chi phí lắp đặt. Mặc dù vậy, đây cũng không phải là chi phí hàng năm vì các thiết bị trên có thể được sử dụng trong vòng nhiều năm.
Chi phí cho thiết bị điện thoại vệ tinh báo thời tiết từ một trong hai nhà cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh toàn cầu Iridium và GlobalStar là 1.200 USD mỗi máy. Nếu mỗi thuyền tấn công được gắn 2 máy điện thoại, tổng chi phí cho số máy này sẽ là 120.000 USD. Do hỏng hóc, nhiều khả năng thiết bị này đòi hỏi phải được thay thế hàng năm.
Giá cước của mỗi cuộc điện thoại vệ tinh là 5 USD/phút. Giả sử mỗi tháng, trên mỗi máy này có 100 phút sử dụng, tổng cước phí sẽ là 600.000 USD mỗi năm.
Vũ khí là một trong những hạng mục chi phí lớn nhất mà các nhóm cướp biển phải trả. Mỗi khẩu AK-47 có giá khoảng 345 USD. Nếu các băng nhóm cướp biển Somali có tổng cộng 500 tên, số tiền phải bỏ ra để mua súng AK sẽ là 173.000 USD. Giá mỗi khẩu súng lục 9MM trên thị trường chợ đen là vào khoảng 200 USD, nên tổng số tiền mua súng lục cho 500 tên cướp sẽ là 100.000 USD. Súng máy có giá 14.000 USD/khẩu, nên nếu mỗi thuyền tấn công có một khẩu và mỗi tàu mẹ có hai khẩu, tổng chi phí sẽ là trên 1 triệu USD.
Rocket được sử dụng phổ biến trong các vụ cướp tàu có giá 3.000 USD mỗi quả, do đó, nếu mỗi trong tổng số 400 vụ cướp được tiến hành có một quả được sử dụng, chi phí sẽ là 1,2 triệu USD. Mỗi viên đạn có giá 1 USD, tổng số tiền phải bỏ ra để mua đạn mỗi năm là 250.000 USD.
Tiền ăn ở cho 500 tên cướp và trung bình 200 con tin mỗi năm là 10 USD/người/ngày, tức 2,5 triệu USD/năm.
Thực hiện phân bổ chi phí ở những công cụ có thể sử dụng hơn 1 năm trở lên, chi phí cho hoạt động của các băng đảng cướp biển Somali sẽ là 79 triệu USD. Do đó, lợi nhuận của bọn cướp này năm nay sẽ là 120 triệu USD, tương đương mức lợi nhuận 60%, bằng tỷ suất lợi nhuận mà phần mềm Windows mang lại cho Microsoft. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người ở Somali chỉ là 600 USD/năm!
(Theo Time)