Thủ tướng: “An ninh, tự do hàng hải biển Đông là lợi ích chung”
Thủ tướng có một số bài phát biểu quan trọng tại các hội nghị trong khuôn khổ EAS lần thứ 9 tại Myanmar
“Cấp cao Đông Á, với tư cách là diễn đàn đối thoại của các nhà lãnh đạo cần tăng cường hơn nữa tham vấn, đối thoại và hợp tác về các vấn đề có liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đặc biệt là về xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau ở khu vực”.
Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 9, khai mạc ngày 13/11 tại Myanmar.
Bên cạnh lãnh đạo các nước ASEAN, EAS năm nay còn có sự tham dự của lãnh đạo các đối tác Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ trong 10 năm qua, tiến trình Cấp cao Đông Á đã góp phần quan trọng tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước. Cấp cao Đông Á đã đóng góp quan trọng cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng khu vực hiện vẫn đối mặt với không ít các thách thức về an ninh, cả truyền thống lẫn phi truyền thống, như thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh hàng hải, tranh chấp lãnh thổ…
Trong bối cảnh đó, cần có một tầm nhìn dài hạn để xây dựng một cấu trúc khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Á.
Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Do đó, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhất là thực hiện điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở biển Đông.
Cũng trong ngày 13/11, Thủ tướng đã tham dự Hội nghị Cấp cao với các đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 9, khai mạc ngày 13/11 tại Myanmar.
Bên cạnh lãnh đạo các nước ASEAN, EAS năm nay còn có sự tham dự của lãnh đạo các đối tác Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ trong 10 năm qua, tiến trình Cấp cao Đông Á đã góp phần quan trọng tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước. Cấp cao Đông Á đã đóng góp quan trọng cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng khu vực hiện vẫn đối mặt với không ít các thách thức về an ninh, cả truyền thống lẫn phi truyền thống, như thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh hàng hải, tranh chấp lãnh thổ…
Trong bối cảnh đó, cần có một tầm nhìn dài hạn để xây dựng một cấu trúc khu vực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Á.
Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Do đó, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), nhất là thực hiện điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở biển Đông.
Cũng trong ngày 13/11, Thủ tướng đã tham dự Hội nghị Cấp cao với các đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.