Lo Brexit và Trump, thế giới mua mạnh vàng
Thế giới đã mua hơn 4.300 tấn vàng trong năm 2016, mức cao nhất trong 3 năm
Nhu cầu vàng của thế giới tăng mạnh trong năm 2016 do những lo ngại về bất ổn chính trị, đặc biệt là sự kiện cử tri Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit và việc ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng thế giới tăng gần 93 tấn, tương đương tăng 2% trong năm ngoái, đạt mức gần 4.309 tấn.
Đây cũng là năm mà các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) mua vàng nhiều thứ nhì từ trước đến nay, với mức mua ròng 532 tấn.
Nhu cầu tăng cao đã đưa giá vàng thế giới tăng 25% trong 3 quý đầu năm. Trong quý 4, giá vàng quay đầu giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và đồng USD tăng giá mạnh hậu bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, giá vàng vẫn kết thúc năm 2016 với mức tăng 8%.
Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Anh và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã tạo ra “sự xáo trộn chính trị ở cấp độ” chưa từng có tiền lệ, theo đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư đổ vào vàng - theo ông Alistair Hewitt, trưởng bộ phận phân tích thị trường vàng thuộc WGC.
“Các nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn im ắng trong phần lớn thời gian của năm đã có sự phản ứng nhanh chóng khi giá vàng giảm trong quý 4. Điều này thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu vàng vật chất”, ông Hewitt cho hay.
“Với môi trường chính trị và kinh tế được dự báo còn tiếp tục bất ổn trong năm 2017, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu đầu tư vàng sẽ tiếp tục ở mức cao”, nhà phân tích của WGC dự báo.
Nhu cầu đầu tư vàng vật chất bao gồm vàng thỏi và vàng miếng đã giảm 9% trong năm 2016, một mặt do các biện pháp hạn chế cấm nhập khẩu vàng ở Ấn Độ và giá vàng tăng cao. Cùng với đó, nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu cũng giảm 15% còn 2.042 tấn.
Tuy nhiên, do các ETF mua vàng mạnh, nhu cầu vàng toàn cầu vẫn tăng trong cả năm.
Các ngân hàng trung ương có năm mua vàng thứ 7 liên tiếp, nhưng lượng mua ròng đã giảm 1/3, còn gần 384 tấn, mức thấp nhất từ năm 2010.
Nhu cầu vàng của Ấn Độ giảm 21%, còn 675,5 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2009. WGC dự báo nhu cầu vàng của quốc gia tiêu thụ vàng nhiều thứ nhì thế giới sẽ đạt khoảng 650-750 tấn trong năm nay.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, tổng nhu cầu vàng giảm 7% trong năm 2016, còn gần 914 tấn. Nhu cầu vàng tại nước này được dự báo tăng lên mức 950-1.000 tấn trong năm 2017.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng thế giới tăng gần 93 tấn, tương đương tăng 2% trong năm ngoái, đạt mức gần 4.309 tấn.
Đây cũng là năm mà các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) mua vàng nhiều thứ nhì từ trước đến nay, với mức mua ròng 532 tấn.
Nhu cầu tăng cao đã đưa giá vàng thế giới tăng 25% trong 3 quý đầu năm. Trong quý 4, giá vàng quay đầu giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và đồng USD tăng giá mạnh hậu bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, giá vàng vẫn kết thúc năm 2016 với mức tăng 8%.
Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Anh và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã tạo ra “sự xáo trộn chính trị ở cấp độ” chưa từng có tiền lệ, theo đó thúc đẩy dòng vốn đầu tư đổ vào vàng - theo ông Alistair Hewitt, trưởng bộ phận phân tích thị trường vàng thuộc WGC.
“Các nhà đầu tư nhỏ lẻ vốn im ắng trong phần lớn thời gian của năm đã có sự phản ứng nhanh chóng khi giá vàng giảm trong quý 4. Điều này thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu vàng vật chất”, ông Hewitt cho hay.
“Với môi trường chính trị và kinh tế được dự báo còn tiếp tục bất ổn trong năm 2017, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu đầu tư vàng sẽ tiếp tục ở mức cao”, nhà phân tích của WGC dự báo.
Nhu cầu đầu tư vàng vật chất bao gồm vàng thỏi và vàng miếng đã giảm 9% trong năm 2016, một mặt do các biện pháp hạn chế cấm nhập khẩu vàng ở Ấn Độ và giá vàng tăng cao. Cùng với đó, nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu cũng giảm 15% còn 2.042 tấn.
Tuy nhiên, do các ETF mua vàng mạnh, nhu cầu vàng toàn cầu vẫn tăng trong cả năm.
Các ngân hàng trung ương có năm mua vàng thứ 7 liên tiếp, nhưng lượng mua ròng đã giảm 1/3, còn gần 384 tấn, mức thấp nhất từ năm 2010.
Nhu cầu vàng của Ấn Độ giảm 21%, còn 675,5 tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2009. WGC dự báo nhu cầu vàng của quốc gia tiêu thụ vàng nhiều thứ nhì thế giới sẽ đạt khoảng 650-750 tấn trong năm nay.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, tổng nhu cầu vàng giảm 7% trong năm 2016, còn gần 914 tấn. Nhu cầu vàng tại nước này được dự báo tăng lên mức 950-1.000 tấn trong năm 2017.