Thủ tướng: "Cần làm gì mới cho đất nước"
Thủ tướng kết luận phiên họp trực tuyến về kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng dầu năm
“Cùng với giải quyết khó khăn như nợ công, nợ xấu, 12 dự án thua lỗ…cần suy nghĩ làm gì mới cho đất nước, cho quê hương, chứ không chỉ chống đỡ, khắc phục những tồn tại, bất cập mà không nghĩ được gì mới”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong phần kết luận phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 6/2017 của Chính phủ với 63 tỉnh thành, chiều 3/7.
“Đừng thành kiến với kinh tế tư nhân”
Chỉ đạo về nội dung kinh tế, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chúng ta không đặt vấn đề tăng trưởng bằng mọi giá mà tăng trưởng số lượng đi liền với chất lượng. Phải tìm ra dư địa tăng trưởng trong các lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu….
Theo Thủ tướng, chúng ta đã đạt một số thành quả trong 6 tháng, sức khỏe nền kinh tế khá hơn, các tiêu chí của nền kinh tế tốt hơn, xu hướng kinh doanh tăng. Nhưng để đạt mức tăng trưởng 6,7% cả năm 2017 thì 6 tháng cuối năm phải đạt mức trên 7,4%, là con số rất cao, rất khó khăn, thách thức. Do đó, không thể chủ quan, nếu không quyết liệt thì khó thành công.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu cần hoàn thiện thể chế tốt hơn nữa. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm chất lượng. Khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, không để khoảng trống pháp lý, không để quy định chồng chéo, không hiệu quả, khả thi với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh trong phạm vi luật cho phép.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng các chương trình hành động để triển khai 3 nghị quyết về kinh tế của Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
“Đừng thành kiến với kinh tế tư nhân”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai, tháo gỡ khó khăn, tạo nhận thức và hành động trong triển khai các nghị quyết trên.
Các nút thắt cần gỡ
Để đạt được các mục tiêu quan trọng về kinh tế, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo quyết liệt, chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, “xem vướng cái gì để tháo gỡ cho tăng trưởng.
Thủ tướng cho rằng, nút thắt của tăng trưởng vẫn là thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực giải ngân vốn đầu tư xây dựng. Giải ngân trong tháng 7 mới đạt gần 30% kế hoạch.
Nút thắt thứ hai là vay vốn và các hoạt đông liên quan đến tín dụng. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, không dồn cho các đại gia mà tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Nút thắt thứ ba là giải phóng mặt bằng cho dự án, kể cả ODA và các dự án khác. “Tại sao địa phương A giải phóng mặt bằng nhanh như thế còn các địa phương ì ạch, mãi không giải phóng được?”.
Với thực tế đó, ông yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quyết liệt vào cuộc và cơ quan thanh tra phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, bởi chỉ cần lơi là một chút là tăng trưởng sụt giảm ngay.
Yêu cầu đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư, Thủ tướng cho biết, sắp tới đây, đến hạn định đến tháng 9, 10 này, đơn vị nào, địa phương nào không giải ngân thì sẽ điều động vốn cho đơn vị khác.
Thủ tướng yêu cầu, sau hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vừa qua, phải chỉ đạo phát triển phong trào khởi nghiệp ở địa phương, chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”; sớm ban hành nghị định hướng dẫn
Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ hơn nữa, nhất là cải cách hành chính, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính. Phải chuyển động hệ thống từ Trung ương đến cơ sở theo hướng phục vụ người dân tốt hơn, giải quyết nhanh mọi thủ tục để giải phóng sức sản xuất. “Hướng này chúng ta nói nhiều nhưng thực hành còn kém, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng nói.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành “phải tiếp tục lắng nghe, xử lý kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Đối thoại với người dân, doanh nghiệp để tìm ra phương thức xử lý hợp tình, hợp lý, thuyết phục rất quan trọng”.
“Nếu chính sách đi từ trong phòng lạnh thì sẽ không vào cuộc sống đâu”. Cải cách hành chính phải nói đi đôi với làm, hành động quyết liệt, cụ thể, sát thực tiễn, không ngồi chờ báo cáo.
Cùng với đó, phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Theo kiểm kê bước đầu thì giá trị tài sản khu vực Nhà nước khoảng hơn 300 tỷ USD, trong đó tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước là trên 200 tỷ USD. Theo tính toán, nếu tăng được 1% hiệu quả sử dụng thì có thêm khoảng 3 tỷ USD, tương đương 1,5% tăng trưởng GDP.
“Phải thấy nút thắt, bí bách của chúng ta ở chỗ này”, Thủ tướng nói. Các bộ, ngành chức năng, các trường đại học, viện nghiên phải đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu vực tư nhân đang rất thấp.
Chúng ta có 600.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1/3 số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập, tức là có lãi, hiệu suất sinh lời trên tài sản chỉ đạt 1,4% trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực FDI là 5,9%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cải thiện hiệu quả khu vực tư nhân, chiếm đến 40% GDP.
Cũng theo kiểm kê bước đầu, tổng giá trị số lượng tài sản của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khoảng 400 tỷ USD, trong đó tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân trên 180 tỷ USD. Và nếu tăng được 1% hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân thì sẽ có thêm 2 tỷ USD, tương đương 1% tăng trưởng GDP.
Trong phần kết luận, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của hệ thống hành chính.
Đối với Thanh tra Chính phủ, hiện đang thanh tra, kết luận một số vụ việc tiêu cực thì cần làm nghiêm túc, đến nơi đến chốn, không “đánh trống bỏ dùi”.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý, “vấn đề tỉnh này tỉnh kia, bí thư này chủ tịch nọ đưa người nhà vào trong hệ thống là cực kỳ nguy hiểm, mất uy tín với dân... Tôi mong các bộ, viện, sở, vụ gương mẫu, tìm người tài, hiền đức chứ không phải tìm người nhà mình cho các vị trí", Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong phần kết luận phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 6/2017 của Chính phủ với 63 tỉnh thành, chiều 3/7.
“Đừng thành kiến với kinh tế tư nhân”
Chỉ đạo về nội dung kinh tế, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chúng ta không đặt vấn đề tăng trưởng bằng mọi giá mà tăng trưởng số lượng đi liền với chất lượng. Phải tìm ra dư địa tăng trưởng trong các lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu….
Theo Thủ tướng, chúng ta đã đạt một số thành quả trong 6 tháng, sức khỏe nền kinh tế khá hơn, các tiêu chí của nền kinh tế tốt hơn, xu hướng kinh doanh tăng. Nhưng để đạt mức tăng trưởng 6,7% cả năm 2017 thì 6 tháng cuối năm phải đạt mức trên 7,4%, là con số rất cao, rất khó khăn, thách thức. Do đó, không thể chủ quan, nếu không quyết liệt thì khó thành công.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu cần hoàn thiện thể chế tốt hơn nữa. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các thành viên Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm chất lượng. Khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, không để khoảng trống pháp lý, không để quy định chồng chéo, không hiệu quả, khả thi với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa, giảm thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh trong phạm vi luật cho phép.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng các chương trình hành động để triển khai 3 nghị quyết về kinh tế của Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
“Đừng thành kiến với kinh tế tư nhân”, Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai, tháo gỡ khó khăn, tạo nhận thức và hành động trong triển khai các nghị quyết trên.
Các nút thắt cần gỡ
Để đạt được các mục tiêu quan trọng về kinh tế, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo quyết liệt, chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, “xem vướng cái gì để tháo gỡ cho tăng trưởng.
Thủ tướng cho rằng, nút thắt của tăng trưởng vẫn là thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực giải ngân vốn đầu tư xây dựng. Giải ngân trong tháng 7 mới đạt gần 30% kế hoạch.
Nút thắt thứ hai là vay vốn và các hoạt đông liên quan đến tín dụng. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, không dồn cho các đại gia mà tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng”.
Nút thắt thứ ba là giải phóng mặt bằng cho dự án, kể cả ODA và các dự án khác. “Tại sao địa phương A giải phóng mặt bằng nhanh như thế còn các địa phương ì ạch, mãi không giải phóng được?”.
Với thực tế đó, ông yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quyết liệt vào cuộc và cơ quan thanh tra phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, bởi chỉ cần lơi là một chút là tăng trưởng sụt giảm ngay.
Yêu cầu đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư, Thủ tướng cho biết, sắp tới đây, đến hạn định đến tháng 9, 10 này, đơn vị nào, địa phương nào không giải ngân thì sẽ điều động vốn cho đơn vị khác.
Thủ tướng yêu cầu, sau hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vừa qua, phải chỉ đạo phát triển phong trào khởi nghiệp ở địa phương, chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”; sớm ban hành nghị định hướng dẫn
Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ hơn nữa, nhất là cải cách hành chính, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính. Phải chuyển động hệ thống từ Trung ương đến cơ sở theo hướng phục vụ người dân tốt hơn, giải quyết nhanh mọi thủ tục để giải phóng sức sản xuất. “Hướng này chúng ta nói nhiều nhưng thực hành còn kém, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng nói.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành “phải tiếp tục lắng nghe, xử lý kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Đối thoại với người dân, doanh nghiệp để tìm ra phương thức xử lý hợp tình, hợp lý, thuyết phục rất quan trọng”.
“Nếu chính sách đi từ trong phòng lạnh thì sẽ không vào cuộc sống đâu”. Cải cách hành chính phải nói đi đôi với làm, hành động quyết liệt, cụ thể, sát thực tiễn, không ngồi chờ báo cáo.
Cùng với đó, phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Theo kiểm kê bước đầu thì giá trị tài sản khu vực Nhà nước khoảng hơn 300 tỷ USD, trong đó tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước là trên 200 tỷ USD. Theo tính toán, nếu tăng được 1% hiệu quả sử dụng thì có thêm khoảng 3 tỷ USD, tương đương 1,5% tăng trưởng GDP.
“Phải thấy nút thắt, bí bách của chúng ta ở chỗ này”, Thủ tướng nói. Các bộ, ngành chức năng, các trường đại học, viện nghiên phải đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu vực tư nhân đang rất thấp.
Chúng ta có 600.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1/3 số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập, tức là có lãi, hiệu suất sinh lời trên tài sản chỉ đạt 1,4% trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực FDI là 5,9%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cải thiện hiệu quả khu vực tư nhân, chiếm đến 40% GDP.
Cũng theo kiểm kê bước đầu, tổng giá trị số lượng tài sản của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khoảng 400 tỷ USD, trong đó tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân trên 180 tỷ USD. Và nếu tăng được 1% hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân thì sẽ có thêm 2 tỷ USD, tương đương 1% tăng trưởng GDP.
Trong phần kết luận, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của hệ thống hành chính.
Đối với Thanh tra Chính phủ, hiện đang thanh tra, kết luận một số vụ việc tiêu cực thì cần làm nghiêm túc, đến nơi đến chốn, không “đánh trống bỏ dùi”.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý, “vấn đề tỉnh này tỉnh kia, bí thư này chủ tịch nọ đưa người nhà vào trong hệ thống là cực kỳ nguy hiểm, mất uy tín với dân... Tôi mong các bộ, viện, sở, vụ gương mẫu, tìm người tài, hiền đức chứ không phải tìm người nhà mình cho các vị trí", Thủ tướng nhấn mạnh.