Thủ tướng đăng đàn với 3 vấn đề nổi cộm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn và có kết luận thêm xung quanh 3 vấn đề quan trọng
Chiều 31/3, cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn và có kết luận thêm xung quanh 3 vấn đề quan trọng là xây dựng và quản lý đô thị, giá đất và phòng chống tham nhũng. VnEconomy xin lược ghi các ý kiến của Thủ tướng.
Về công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết quyết tâm đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp. Do đó, quá trình đô thị hóa cũng sẽ tăng lên và tỷ lệ tăng nằm ở mức 1%.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thừa nhận Chính phủ còn nhiều yếu kém, bất cập trong quản lý đô thị. Cụ thể là tình trạng xây dựng trái phép, không phép vẫn còn diễn ra khá nhiều như các đại biểu đã bức xúc khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân.
Bên cạnh đó, mặc dù vấn đề nhà không phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân song vẫn còn bất cập từ phía quản lý của cơ quan Chính phủ.
Thủ tướng đã nêu ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong quản lý xây dựng và quy hoạch, quản lý đô thị. Trong đó cơ bản nhất vấn là vấn đề thể chế pháp luật, sau đó là những yếu kém về quy hoạch và quản lý quy hoạch, thứ 3 là vẫn còn nhiều bất cập ở khâu tổ chức bộ máy về phát triển xây dựng đô thị (chẳng hạn sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng với Bộ giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuối cùng là hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều.
Thủ tướng cho biết, việc nhìn nhận vấn đề này là cần thiết và Chính phủ cũng đã nghiêm túc kiểm điểm. Do đó, sau kỳ họp này, dự kiến 2 ngày 5-6/4 Chính phủ sẽ triệu tập cuộc họp và nghe Chủ tịch 2 thành phố Hà Nội và Tp.HCM báo cáo tình hình thực tế, cũng như những phương án giải pháp của Bộ.
Về vấn đề phòng chống tham nhũng, lãng phí, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ đã có những báo cáo rất nghiêm túc về công tác phòng chống tham nhũng, trong đó có nêu những việc đã làm được, chưa làm được để hoàn chỉnh báo cáo, bổ sung chương trình hành động; phải kiên quyết để làm sao công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tốt hơn.
Đối với 8 vụ án trọng điểm thì đã cơ bản hoàn thành giai đoạn điều tra, đưa ra xét xử 2 vụ án, các vụ còn lại sẽ tiếp tục được xét xử công khai thời gian tới. Chính phủ đã hết sức cố gắng, bản thân Thủ tướng đã họp 11 cuộc với các cơ quan chức năng.
“Tuy nhiên tôi cũng nhận khuyết điểm là còn chậm, sẽ còn phải cố gắng hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giãi bày. Đồng thời Thủ tướng cũng khẳng định các vụ án đều phức tạp và khó. Do đó Thủ tướng đảm bảo tất cả sẽ được xét xử công khai, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
“Tôi cũng khẳng định lại là sẽ không xét xử theo dư luận. Báo chí nêu nhiều cái rất tốt, rất đúng, nhưng cũng có nhiều cái không đúng. Chúng tôi xử lý theo pháp luật, đúng người, đúng tội, không thể xử như báo nói. Nếu báo chí, nhân dân có thông tin thêm, có chứng cứ về tham nhũng thì hãy đóng góp cho chúng tôi.”, Thủ tướng yêu cầu.
Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng đã được thành lập, chức năng là để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng các cơ quan chức năng làm đúng pháp luật chứ không làm thay. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cũng không phải là phép màu để chống tham nhũng, sự nghiệp phòng chống tham nhũng không phải của riêng Ban chỉ đạo mà là của cả hệ thống chính trị, là quyết tâm của toàn dân. Chừng nào lãnh đạo cơ sở không quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng thì chừng ấy sự nghiệp này vẫn chưa thể thành công. Người đứng đầu đơn vị phải luôn là người gương mẫu, đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Chúng tôi mong nhân dân ủng hộ. Con đường này rất khó khăn nhưng chúng tôi không hề thấy cô độc mà rất ấm cúng với sự ủng hộ của nhân dân, chúng tôi tin sẽ từng bước đẩy lùi được nguy cơ tham nhũng..
Thủ tướng cho biết thêm, về việc thành lập Ban chỉ đạo ở các địa phương, Chính phủ cũng thấy nên, nhưng chỉ mới là "nên" thôi. Chính phủ đang hoàn chỉnh và sẽ báo cáo với Quốc hội.
Về vấn đề giá đất, đây là vấn đề vẫn còn nhiều băn khoăn sau khi Bộ trưởng Mai Ái Trực chưa trả lời được kỹ lưỡng chất vấn của đại biểu, Thủ tướng cũng cho biết đây là một việc rất khó khăn.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua một thời gian dài trong thực tiễn, chúng ta đã đi đến nhất trí chung là đất đai phải có giá, mà đã có giá thì đó là hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa đặc biệt. Bởi để có được mảnh đất này, hàng hóa này, chúng ta đã phải trải qua bao mất mát, đau thương của hàng ngàn năm đấu tranh, "một tấc non sông, một dòng máu đỏ". Do vậy, đất đai phải là sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có quyền quyết định mục đích sử dụng; quyết định giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất hay không...
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng giá đất thực tế cũng có một số điều phải điều chỉnh. Ở chỗ này, Chính phủ thấy khó song cũng đang từng bước ban hành những nghị định để giải quyết thấu đáo, không thể để giá đất hoàn toàn là giá thị trường nhưng cũng không phải định giá không căn cứ vào thực tế. Trên tinh thần đó, Chính phủ đang sơ kết để thấy điều gì phù hợp, chưa phù hợp để điều chỉnh, bổ sung.
Về công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết quyết tâm đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp. Do đó, quá trình đô thị hóa cũng sẽ tăng lên và tỷ lệ tăng nằm ở mức 1%.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thừa nhận Chính phủ còn nhiều yếu kém, bất cập trong quản lý đô thị. Cụ thể là tình trạng xây dựng trái phép, không phép vẫn còn diễn ra khá nhiều như các đại biểu đã bức xúc khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân.
Bên cạnh đó, mặc dù vấn đề nhà không phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân song vẫn còn bất cập từ phía quản lý của cơ quan Chính phủ.
Thủ tướng đã nêu ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong quản lý xây dựng và quy hoạch, quản lý đô thị. Trong đó cơ bản nhất vấn là vấn đề thể chế pháp luật, sau đó là những yếu kém về quy hoạch và quản lý quy hoạch, thứ 3 là vẫn còn nhiều bất cập ở khâu tổ chức bộ máy về phát triển xây dựng đô thị (chẳng hạn sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng với Bộ giao thông Vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuối cùng là hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều.
Thủ tướng cho biết, việc nhìn nhận vấn đề này là cần thiết và Chính phủ cũng đã nghiêm túc kiểm điểm. Do đó, sau kỳ họp này, dự kiến 2 ngày 5-6/4 Chính phủ sẽ triệu tập cuộc họp và nghe Chủ tịch 2 thành phố Hà Nội và Tp.HCM báo cáo tình hình thực tế, cũng như những phương án giải pháp của Bộ.
Về vấn đề phòng chống tham nhũng, lãng phí, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ đã có những báo cáo rất nghiêm túc về công tác phòng chống tham nhũng, trong đó có nêu những việc đã làm được, chưa làm được để hoàn chỉnh báo cáo, bổ sung chương trình hành động; phải kiên quyết để làm sao công tác phòng chống tham nhũng đạt kết quả tốt hơn.
Đối với 8 vụ án trọng điểm thì đã cơ bản hoàn thành giai đoạn điều tra, đưa ra xét xử 2 vụ án, các vụ còn lại sẽ tiếp tục được xét xử công khai thời gian tới. Chính phủ đã hết sức cố gắng, bản thân Thủ tướng đã họp 11 cuộc với các cơ quan chức năng.
“Tuy nhiên tôi cũng nhận khuyết điểm là còn chậm, sẽ còn phải cố gắng hơn nữa”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giãi bày. Đồng thời Thủ tướng cũng khẳng định các vụ án đều phức tạp và khó. Do đó Thủ tướng đảm bảo tất cả sẽ được xét xử công khai, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
“Tôi cũng khẳng định lại là sẽ không xét xử theo dư luận. Báo chí nêu nhiều cái rất tốt, rất đúng, nhưng cũng có nhiều cái không đúng. Chúng tôi xử lý theo pháp luật, đúng người, đúng tội, không thể xử như báo nói. Nếu báo chí, nhân dân có thông tin thêm, có chứng cứ về tham nhũng thì hãy đóng góp cho chúng tôi.”, Thủ tướng yêu cầu.
Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng đã được thành lập, chức năng là để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng các cơ quan chức năng làm đúng pháp luật chứ không làm thay. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo cũng không phải là phép màu để chống tham nhũng, sự nghiệp phòng chống tham nhũng không phải của riêng Ban chỉ đạo mà là của cả hệ thống chính trị, là quyết tâm của toàn dân. Chừng nào lãnh đạo cơ sở không quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng thì chừng ấy sự nghiệp này vẫn chưa thể thành công. Người đứng đầu đơn vị phải luôn là người gương mẫu, đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Chúng tôi mong nhân dân ủng hộ. Con đường này rất khó khăn nhưng chúng tôi không hề thấy cô độc mà rất ấm cúng với sự ủng hộ của nhân dân, chúng tôi tin sẽ từng bước đẩy lùi được nguy cơ tham nhũng..
Thủ tướng cho biết thêm, về việc thành lập Ban chỉ đạo ở các địa phương, Chính phủ cũng thấy nên, nhưng chỉ mới là "nên" thôi. Chính phủ đang hoàn chỉnh và sẽ báo cáo với Quốc hội.
Về vấn đề giá đất, đây là vấn đề vẫn còn nhiều băn khoăn sau khi Bộ trưởng Mai Ái Trực chưa trả lời được kỹ lưỡng chất vấn của đại biểu, Thủ tướng cũng cho biết đây là một việc rất khó khăn.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua một thời gian dài trong thực tiễn, chúng ta đã đi đến nhất trí chung là đất đai phải có giá, mà đã có giá thì đó là hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa đặc biệt. Bởi để có được mảnh đất này, hàng hóa này, chúng ta đã phải trải qua bao mất mát, đau thương của hàng ngàn năm đấu tranh, "một tấc non sông, một dòng máu đỏ". Do vậy, đất đai phải là sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước có quyền quyết định mục đích sử dụng; quyết định giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất hay không...
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng giá đất thực tế cũng có một số điều phải điều chỉnh. Ở chỗ này, Chính phủ thấy khó song cũng đang từng bước ban hành những nghị định để giải quyết thấu đáo, không thể để giá đất hoàn toàn là giá thị trường nhưng cũng không phải định giá không căn cứ vào thực tế. Trên tinh thần đó, Chính phủ đang sơ kết để thấy điều gì phù hợp, chưa phù hợp để điều chỉnh, bổ sung.