“Thủ tướng nắm tình hình rất chắc”
Cảm nhận của ông Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng
Trở về từ buổi đối thoại trực tuyến, ông Đào Duy Quát, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản đã có cuộc trò chuyện ngắn với báo giới xung quanh cuộc đối thoại trực tuyến của Thủ tướng với nhân dân.
Ở cương vị Ban tổ chức, ông suy nghĩ gì về con số hơn 2 vạn câu hỏi gửi đối thoại trực tuyến với Thủ tướng?
Theo tôi, từ việc tổ chức cuộc đối thoại này, nổi lên một điều rất đáng mừng, đó là ý thức chính trị, sự quan tâm của nhân dân với đất nước rất lớn. Hơn 2 vạn ý kiến là tập hợp của tất cả các tầng lớp giai cấp: Công nhân, nông dân, trí thức, Việt kiều cả trong nước và nước ngoài.
Và điều bất ngờ lớn nhất là câu hỏi từ lớp trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm tới hơn 70%. Điều này cho thấy lớp trẻ thực sự quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt là các cơ chế chính sách, những quyết sách phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững.
Một điều bất ngờ nữa với tôi đó là qua cuộc đối thoại này cho thấy rất rõ vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm nhất, đó là cải cách hành chính (chiếm 28% số câu hỏi). Trước đây, lúc xếp câu hỏi, tôi cũng cứ nghĩ các vấn đề về phát triển kinh tế sẽ nổi lên hàng đầu, nhưng hoá ra lại là cải cách hành chính vì nó đụng chạm đến mọi người dân.
Điều bất ngờ thứ ba của tôi là Thủ tướng không né tránh bất cứ câu hỏi nào, từ chuyện gia đình riêng, đến nợ nước ngoài, một số bộ trưởng yếu kém...
Trong số 38 câu hỏi thì có đến 1/3 là câu hỏi mới được đưa vào, không hề có sự chuẩn bị trước nhưng Thủ tướng vẫn trả lời rành rọt, cho thấy người đứng đầu cơ quan hành pháp đã am hiểu, bao quát tốt các vấn đề của đất nước.
Là người ở bên Thủ tướng suốt hơn 3 giờ đối thoại, ông có thể cho biết tâm tư của Thủ tướng sau cuộc đối thoại?
Xét trên cường độ làm việc và hơn 2 vạn câu hỏi phải trả lời thì chúng tôi thấy Thủ tướng nắm tình hình rất chắc trên tất cả các lĩnh vực, từ vĩ mô đến cụ thể. Đến 11h30, Thủ tướng vẫn tiếp tục trả lời và khi giới hạn thời gian không còn nữa vì đồng chí phải ăn trưa và đi công tác Hà Giang thì cuộc đối thoại mới được dừng lại. Lúc đó đã là 12h trưa.
Thủ tướng rất phấn khởi vì thấy nhân dân tin cậy. Nhân dân hỏi và hỏi nhiều là gửi gắm niềm tin. Và qua đó Thủ tướng cũng thấy trách nhiệm của cá nhân với nhân dân, với Chính phủ trong việc trả lời và thực hiện yêu cầu của dân.
Những câu hỏi chưa thể trả lời ngay được sẽ được chuyển đến các bộ ngành chức năng trả lời. Thông qua Thủ tướng trả lời và từ những câu hỏi cụ thể cho thấy hiệu quả của cuộc đối thoại rất lớn. Nó đã tạo nên sự đồng thuận cao hơn trong xã hội đối với đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Ông có cho rằng cuộc tiếp xúc tạo sự gần gũi, dân chủ giữa Thủ tướng với nhân dân?
Cuộc đối thoại này có ý nghĩa rất lớn vì đây là trả lời cao nhất của Thủ tướng - người đứng đầu cơ quan hành pháp. Những câu trả lời của Thủ tướng về chủ trương, đường lối, chính sách của đất nước đã tạo ra sự đồng thuận lớn trong nhân dân.
Qua đối thoại, người lãnh đạo cao nhất cơ quan hành pháp đã cảm nhận rất rõ những bức xúc của nhân dân và qua đó càng phải nâng cao hơn nữa quyết tâm và trách nhiệm để xử lý những vấn đề của người dân, thực chất cũng là những vấn đề mà Nghị quyết của Đảng, chương trình của Chính phủ đã đặt ra, và thúc đẩy cao hơn quyết tâm phải thực hiện và giải quyết bằng được những bức xúc này.
"Thủ tướng tận dụng thời gian để trả lời được nhiều hơn"
(Ông Phạm Việt Dũng - Tổng biên tập Website Chính phủ)
"Chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học, lựa chọn được những câu hỏi có tính đại diện nhất và chuyển đến cho Thủ tướng. Với phong cách cởi mở, thân thiện, Thủ tướng đã đối thoại một cách thẳng thắn, với những phân tích rất mạch lạc, chi tiết và sâu sắc về tất cả những vấn đề mà người dân quan tâm gửi câu hỏi.
Theo chương trình, buổi đối thoại trực tuyến sẽ kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút, tuy nhiên khi biết là còn rất nhiều câu hỏi, Thủ tướng đã tiếp tục đối thoại với nhân dân đến 12 giờ.
Trong suốt buổi đối thoại 3 giờ đồng hồ, Thủ tướng không giải lao. Các câu hỏi đều được Thủ tướng trả lời rất nhanh. Chúng tôi cảm nhận được Thủ tướng chỉ muốn tận dụng mọi thời gian để trực tiếp đối thoại, trả lời nhân dân được nhiều hơn."
"Người dân xúc động trước sự đối thoại thẳng thắn của Thủ tướng!"
(Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo Điện tử VietnamNet)
"Đây là buổi đối thoại rất tốt, Thủ tướng đã nhận và trả lời một lượng câu hỏi lớn, trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng trên 3 giờ đồng hồ). VietnamNet đã nhận đuợc trên 16.000 câu hỏi đối thoại và chúng tôi đã cố gắng đưa đến cho Thủ tướng những câu hỏi trọng tâm nhất mà bạn đọc và nhân dân cả nước quan tâm.
Là người trực tiếp chuyển câu hỏi đến cho Thủ tướng, tôi thấy Thủ tướng đã trả lời với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, không né tránh bất cứ vấn đề gì. Cả trong và sau khi Thủ tướng đối thoại, chúng tôi đã liên tiếp nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Đại đa số đều tỏ ra đồng ý, chia sẻ, nhiều người tỏ ra rất xúc động với phần đối thoại thẳng thắn của Thủ tướng.
Chúng tôi sẽ tập hợp tất cả các câu hỏi còn lại của nhân dân và chuyển đến cho Thủ tướng."
Ở cương vị Ban tổ chức, ông suy nghĩ gì về con số hơn 2 vạn câu hỏi gửi đối thoại trực tuyến với Thủ tướng?
Theo tôi, từ việc tổ chức cuộc đối thoại này, nổi lên một điều rất đáng mừng, đó là ý thức chính trị, sự quan tâm của nhân dân với đất nước rất lớn. Hơn 2 vạn ý kiến là tập hợp của tất cả các tầng lớp giai cấp: Công nhân, nông dân, trí thức, Việt kiều cả trong nước và nước ngoài.
Và điều bất ngờ lớn nhất là câu hỏi từ lớp trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm tới hơn 70%. Điều này cho thấy lớp trẻ thực sự quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt là các cơ chế chính sách, những quyết sách phát triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững.
Một điều bất ngờ nữa với tôi đó là qua cuộc đối thoại này cho thấy rất rõ vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm nhất, đó là cải cách hành chính (chiếm 28% số câu hỏi). Trước đây, lúc xếp câu hỏi, tôi cũng cứ nghĩ các vấn đề về phát triển kinh tế sẽ nổi lên hàng đầu, nhưng hoá ra lại là cải cách hành chính vì nó đụng chạm đến mọi người dân.
Điều bất ngờ thứ ba của tôi là Thủ tướng không né tránh bất cứ câu hỏi nào, từ chuyện gia đình riêng, đến nợ nước ngoài, một số bộ trưởng yếu kém...
Trong số 38 câu hỏi thì có đến 1/3 là câu hỏi mới được đưa vào, không hề có sự chuẩn bị trước nhưng Thủ tướng vẫn trả lời rành rọt, cho thấy người đứng đầu cơ quan hành pháp đã am hiểu, bao quát tốt các vấn đề của đất nước.
Là người ở bên Thủ tướng suốt hơn 3 giờ đối thoại, ông có thể cho biết tâm tư của Thủ tướng sau cuộc đối thoại?
Xét trên cường độ làm việc và hơn 2 vạn câu hỏi phải trả lời thì chúng tôi thấy Thủ tướng nắm tình hình rất chắc trên tất cả các lĩnh vực, từ vĩ mô đến cụ thể. Đến 11h30, Thủ tướng vẫn tiếp tục trả lời và khi giới hạn thời gian không còn nữa vì đồng chí phải ăn trưa và đi công tác Hà Giang thì cuộc đối thoại mới được dừng lại. Lúc đó đã là 12h trưa.
Thủ tướng rất phấn khởi vì thấy nhân dân tin cậy. Nhân dân hỏi và hỏi nhiều là gửi gắm niềm tin. Và qua đó Thủ tướng cũng thấy trách nhiệm của cá nhân với nhân dân, với Chính phủ trong việc trả lời và thực hiện yêu cầu của dân.
Những câu hỏi chưa thể trả lời ngay được sẽ được chuyển đến các bộ ngành chức năng trả lời. Thông qua Thủ tướng trả lời và từ những câu hỏi cụ thể cho thấy hiệu quả của cuộc đối thoại rất lớn. Nó đã tạo nên sự đồng thuận cao hơn trong xã hội đối với đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Ông có cho rằng cuộc tiếp xúc tạo sự gần gũi, dân chủ giữa Thủ tướng với nhân dân?
Cuộc đối thoại này có ý nghĩa rất lớn vì đây là trả lời cao nhất của Thủ tướng - người đứng đầu cơ quan hành pháp. Những câu trả lời của Thủ tướng về chủ trương, đường lối, chính sách của đất nước đã tạo ra sự đồng thuận lớn trong nhân dân.
Qua đối thoại, người lãnh đạo cao nhất cơ quan hành pháp đã cảm nhận rất rõ những bức xúc của nhân dân và qua đó càng phải nâng cao hơn nữa quyết tâm và trách nhiệm để xử lý những vấn đề của người dân, thực chất cũng là những vấn đề mà Nghị quyết của Đảng, chương trình của Chính phủ đã đặt ra, và thúc đẩy cao hơn quyết tâm phải thực hiện và giải quyết bằng được những bức xúc này.
"Thủ tướng tận dụng thời gian để trả lời được nhiều hơn"
(Ông Phạm Việt Dũng - Tổng biên tập Website Chính phủ)
"Chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học, lựa chọn được những câu hỏi có tính đại diện nhất và chuyển đến cho Thủ tướng. Với phong cách cởi mở, thân thiện, Thủ tướng đã đối thoại một cách thẳng thắn, với những phân tích rất mạch lạc, chi tiết và sâu sắc về tất cả những vấn đề mà người dân quan tâm gửi câu hỏi.
Theo chương trình, buổi đối thoại trực tuyến sẽ kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút, tuy nhiên khi biết là còn rất nhiều câu hỏi, Thủ tướng đã tiếp tục đối thoại với nhân dân đến 12 giờ.
Trong suốt buổi đối thoại 3 giờ đồng hồ, Thủ tướng không giải lao. Các câu hỏi đều được Thủ tướng trả lời rất nhanh. Chúng tôi cảm nhận được Thủ tướng chỉ muốn tận dụng mọi thời gian để trực tiếp đối thoại, trả lời nhân dân được nhiều hơn."
"Người dân xúc động trước sự đối thoại thẳng thắn của Thủ tướng!"
(Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo Điện tử VietnamNet)
"Đây là buổi đối thoại rất tốt, Thủ tướng đã nhận và trả lời một lượng câu hỏi lớn, trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng trên 3 giờ đồng hồ). VietnamNet đã nhận đuợc trên 16.000 câu hỏi đối thoại và chúng tôi đã cố gắng đưa đến cho Thủ tướng những câu hỏi trọng tâm nhất mà bạn đọc và nhân dân cả nước quan tâm.
Là người trực tiếp chuyển câu hỏi đến cho Thủ tướng, tôi thấy Thủ tướng đã trả lời với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, không né tránh bất cứ vấn đề gì. Cả trong và sau khi Thủ tướng đối thoại, chúng tôi đã liên tiếp nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Đại đa số đều tỏ ra đồng ý, chia sẻ, nhiều người tỏ ra rất xúc động với phần đối thoại thẳng thắn của Thủ tướng.
Chúng tôi sẽ tập hợp tất cả các câu hỏi còn lại của nhân dân và chuyển đến cho Thủ tướng."