Thủ tướng: “Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là ưu tiên”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong năm 2015, Việt Nam sẽ ưu tiên tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam sáng nay (2/12), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong năm 2015, Việt Nam sẽ ưu tiên tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông cho hay, năm 2014 là một năm khó khăn, đặc biệt là với sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, nhưng nhờ nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực “vươn lên trên nhiều mặt”.
Đối với năm 2015, Thủ tướng cho hay sẽ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, vững chắc hơn, theo đó tỷ giá, lãi suất sẽ được kiểm soát ổn định, trong khi lạm phát sẽ được giữ ở mức 5%. Trong năm 2014, lạm phát sẽ khoảng dưới 3%, nhưng năm 2015 Việt Nam sẽ “chủ động điều hành để năm sau khoảng 5% để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế”.
Thủ tướng cũng cho hay, bội chi ngân sách năm 2015 sẽ được điều hành với mục tiêu giảm từ 5,3% xuống 5% GDP. Đồng thời, nợ công bảo đảm không vượt trần cho phép và sẽ xử lý hiệu quả nợ công, bảo đảm trả nợ đúng hạn đầy đủ theo kế hoạch.
Về tăng trưởng GDP, năm 2014 sẽ là trên 5,9% và 2015 Việt Nam đặt mục tiêu là trên 6,2%. “Chúng tôi tin đây là mục tiêu khả thi. Trong giai đoạn 2016-2020 tới đây, tăng trưởng sẽ là 6,5-7% mỗi năm”, Thủ tướng nói.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, coi đây là khâu đột phá, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, phát triển mạnh các loại thị trường như vốn, tiền tệ, lao động, bất động sản… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Mặt khác, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế. Ngoài việc thực hiện hiệu quả, tốt các hiệp định thương mại đã ký kết, Việt Nam dự kiến sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU vào đầu năm 2015, tiếp đó sẽ là Hiệp định thương mại với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazacstan…
Việt Nam cũng đang chuẩn bị ký kết thúc đàm phán với Hàn Quốc, đồng thời đang tích cực cùng 11 nước khác để đẩy mạnh đàm phán TPP với quyết tâm kết thúc sớm.
“Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với tôi ở Myanmar là Mỹ sẽ linh hoạt trong đàm phán TPP với Việt Nam vì những điều kiện, tình hình riêng. Còn Việt Nam thì đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”, ông nhấn mạnh.
Liên quan đến ba khâu đột phá tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Thủ tướng cho hay Việt Nam sẽ tích cực huy động các nguồn lực tư nhân và nước ngoài để đầu tư hạ tầng, đặc biệt là theo hình thức PPP.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ huy động các nguồn lực xã hội để đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, để đảm bảo cho hệ thống này hoạt động hiệu quả, Chính phủ sẽ nỗ lực giảm nhanh nợ xấu xuống còn 3% vào đầu năm 2015, tức là trở lại mức bình thường.
Trong khi đó, đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước, tới đây không chỉ là cổ phần hóa theo số lượng đề ra mà sẽ giảm mạnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ trong một số lĩnh vực.
“Kế hoạch cổ phần hóa hai năm 2014-2015 là 432 doanh nghiệp, hôm qua họp chính phủ chúng tôi đã khẳng định hoàn toàn khả thi, mục đích là nâng cao năng lực quản trị, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài”, ông nói.
Ông cho hay, năm 2014 là một năm khó khăn, đặc biệt là với sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, nhưng nhờ nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực “vươn lên trên nhiều mặt”.
Đối với năm 2015, Thủ tướng cho hay sẽ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, vững chắc hơn, theo đó tỷ giá, lãi suất sẽ được kiểm soát ổn định, trong khi lạm phát sẽ được giữ ở mức 5%. Trong năm 2014, lạm phát sẽ khoảng dưới 3%, nhưng năm 2015 Việt Nam sẽ “chủ động điều hành để năm sau khoảng 5% để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế”.
Thủ tướng cũng cho hay, bội chi ngân sách năm 2015 sẽ được điều hành với mục tiêu giảm từ 5,3% xuống 5% GDP. Đồng thời, nợ công bảo đảm không vượt trần cho phép và sẽ xử lý hiệu quả nợ công, bảo đảm trả nợ đúng hạn đầy đủ theo kế hoạch.
Về tăng trưởng GDP, năm 2014 sẽ là trên 5,9% và 2015 Việt Nam đặt mục tiêu là trên 6,2%. “Chúng tôi tin đây là mục tiêu khả thi. Trong giai đoạn 2016-2020 tới đây, tăng trưởng sẽ là 6,5-7% mỗi năm”, Thủ tướng nói.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, coi đây là khâu đột phá, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, phát triển mạnh các loại thị trường như vốn, tiền tệ, lao động, bất động sản… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Mặt khác, Việt Nam sẽ chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế. Ngoài việc thực hiện hiệu quả, tốt các hiệp định thương mại đã ký kết, Việt Nam dự kiến sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU vào đầu năm 2015, tiếp đó sẽ là Hiệp định thương mại với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazacstan…
Việt Nam cũng đang chuẩn bị ký kết thúc đàm phán với Hàn Quốc, đồng thời đang tích cực cùng 11 nước khác để đẩy mạnh đàm phán TPP với quyết tâm kết thúc sớm.
“Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với tôi ở Myanmar là Mỹ sẽ linh hoạt trong đàm phán TPP với Việt Nam vì những điều kiện, tình hình riêng. Còn Việt Nam thì đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới”, ông nhấn mạnh.
Liên quan đến ba khâu đột phá tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Thủ tướng cho hay Việt Nam sẽ tích cực huy động các nguồn lực tư nhân và nước ngoài để đầu tư hạ tầng, đặc biệt là theo hình thức PPP.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ huy động các nguồn lực xã hội để đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, để đảm bảo cho hệ thống này hoạt động hiệu quả, Chính phủ sẽ nỗ lực giảm nhanh nợ xấu xuống còn 3% vào đầu năm 2015, tức là trở lại mức bình thường.
Trong khi đó, đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước, tới đây không chỉ là cổ phần hóa theo số lượng đề ra mà sẽ giảm mạnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ trong một số lĩnh vực.
“Kế hoạch cổ phần hóa hai năm 2014-2015 là 432 doanh nghiệp, hôm qua họp chính phủ chúng tôi đã khẳng định hoàn toàn khả thi, mục đích là nâng cao năng lực quản trị, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài”, ông nói.