Thủ tướng phê bình Hà Nội cho xây quá nhiều nhà cao tầng nội đô
Một số địa phương đã kiến nghị Chính phủ cho duyệt đầu tư các dự án quan trọng
“Hà Nội ùn tắc giao thông cũng có phần do thành phố cho xây quá nhiều nhà cao tầng. Tôi nói thật để các đồng chí biết, thành phố đã cấp phép tràn lan, cho xây dựng quá nhiều chung cư cao tầng trong nội đô. Tôi yêu cầu không được để như thế nữa”.
Phê bình đồng thời cũng là chỉ đạo nói trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại phiên họp Chính phủ chiều 28/12, ngay sau phần phát biểu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, khi ông cho rằng, trong năm qua Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, trong đó có việc kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá nhanh.
Trong phần phát biểu đánh giá mặt được và chưa được của các địa phương, Thủ tướng khen ngợi một số lãnh đạo địa phương đã nhìn nhận thẳng thắn hạn chế, yếu kém của mình, không vòng vo, né tránh.
Chẳng hạn, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, thu hút FDI lớn, xuất khẩu, thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra.
Hoặc tỉnh Khánh Hòa đã quyết định di chuyển khu hành chính ngay đường Trần Phú thuộc khu trung tâm thành phố để nhường đất xây khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tận dụng cảnh quan cho phát triển du lịch...
Trong phần phát biểu tiếp theo, một số địa phương đã kiến nghị Chính phủ cho duyệt đầu tư các dự án quan trọng.
Cụ thể, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ xây dựng các hàng rào kỹ thuật,... để hỗ trợ tích cực cho các ngành hàng non trẻ trong nước trước thách thức hội nhập; hoàn thiện nghị định về phân cấp ủy quyền cho thành phố, bảo đảm thành phố có cơ chế thực sự hiệu quả để phát triển; ưu tiên vốn ngân sách, vốn ODA xây dựng các công trình giao thông trọng điểm; chính sách phát triển vùng…
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái kiến nghị Chính phủ cho sớm triển khai một số cơ chế đặc thù để xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; chấp thuận kéo dài tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên đến Đồng Nai; kinh phí xử phạt an toàn giao thông; cơ chế xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân…
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh kiến nghị Chính phủ cho xây đường băng số 2, nhà ga sân bay Cam Ranh; phát triển vùng kinh tế trọng điểm nam Cam Ranh; hỗ trợ bổ sung đầu tư một số dự án đặc thù, quan trọng như trục đường Bắc Nam, đường Nha Trang đi Đà Lạt...; hỗ trợ kinh phí bồi thường giải tỏa để triển khai dự án ở Vân Phong; quản lý hoạt động du lịch…
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông phát biểu kiến nghị một số nội dung về quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn; quy hoạch khu du lịch Tam Trúc; triển khai gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao; bổ sung vốn cho một số dự án giao thông quan trọng; dự án xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy...
Trong khi đó, lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiến nghị Chính phủ cho xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh để giảm bớt áp lực giao thông cho đường bộ.
Thành phố cũng kiến nghị một số cơ chế trong xây dựng cảng quốc tế cửa ngõ Hải Phòng, mở rộng sân bay Cát Bi, trong đó giao cho hãng hàng không Vietjet Air trực tiếp bỏ vốn đầu tư...
Phản hồi lại các kiến nghị trên, Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần là Chính phủ sẽ tạo điều kiện tối đa. Đối với các dự án hạ tầng, xã hội, trừ dự án đường sắt Hà Nội - Hải Phòng sẽ giao cho Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, còn lại Chính phủ cho phép triển khai theo phương thức xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội.
Theo lịch trình, phiên họp tổng kết 2016 của Chính phủ với các địa phương sẽ tiếp tục trong sáng 29/12, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát biểu kết luận, đánh giá tổng kết nhiều nội dung quan trọng.
Phê bình đồng thời cũng là chỉ đạo nói trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại phiên họp Chính phủ chiều 28/12, ngay sau phần phát biểu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, khi ông cho rằng, trong năm qua Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, trong đó có việc kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá nhanh.
Trong phần phát biểu đánh giá mặt được và chưa được của các địa phương, Thủ tướng khen ngợi một số lãnh đạo địa phương đã nhìn nhận thẳng thắn hạn chế, yếu kém của mình, không vòng vo, né tránh.
Chẳng hạn, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, thu hút FDI lớn, xuất khẩu, thu ngân sách vượt chỉ tiêu đề ra.
Hoặc tỉnh Khánh Hòa đã quyết định di chuyển khu hành chính ngay đường Trần Phú thuộc khu trung tâm thành phố để nhường đất xây khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tận dụng cảnh quan cho phát triển du lịch...
Trong phần phát biểu tiếp theo, một số địa phương đã kiến nghị Chính phủ cho duyệt đầu tư các dự án quan trọng.
Cụ thể, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị Chính phủ xây dựng các hàng rào kỹ thuật,... để hỗ trợ tích cực cho các ngành hàng non trẻ trong nước trước thách thức hội nhập; hoàn thiện nghị định về phân cấp ủy quyền cho thành phố, bảo đảm thành phố có cơ chế thực sự hiệu quả để phát triển; ưu tiên vốn ngân sách, vốn ODA xây dựng các công trình giao thông trọng điểm; chính sách phát triển vùng…
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái kiến nghị Chính phủ cho sớm triển khai một số cơ chế đặc thù để xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; chấp thuận kéo dài tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên đến Đồng Nai; kinh phí xử phạt an toàn giao thông; cơ chế xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân…
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh kiến nghị Chính phủ cho xây đường băng số 2, nhà ga sân bay Cam Ranh; phát triển vùng kinh tế trọng điểm nam Cam Ranh; hỗ trợ bổ sung đầu tư một số dự án đặc thù, quan trọng như trục đường Bắc Nam, đường Nha Trang đi Đà Lạt...; hỗ trợ kinh phí bồi thường giải tỏa để triển khai dự án ở Vân Phong; quản lý hoạt động du lịch…
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông phát biểu kiến nghị một số nội dung về quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn; quy hoạch khu du lịch Tam Trúc; triển khai gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao; bổ sung vốn cho một số dự án giao thông quan trọng; dự án xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy...
Trong khi đó, lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiến nghị Chính phủ cho xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh để giảm bớt áp lực giao thông cho đường bộ.
Thành phố cũng kiến nghị một số cơ chế trong xây dựng cảng quốc tế cửa ngõ Hải Phòng, mở rộng sân bay Cát Bi, trong đó giao cho hãng hàng không Vietjet Air trực tiếp bỏ vốn đầu tư...
Phản hồi lại các kiến nghị trên, Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần là Chính phủ sẽ tạo điều kiện tối đa. Đối với các dự án hạ tầng, xã hội, trừ dự án đường sắt Hà Nội - Hải Phòng sẽ giao cho Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, còn lại Chính phủ cho phép triển khai theo phương thức xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội.
Theo lịch trình, phiên họp tổng kết 2016 của Chính phủ với các địa phương sẽ tiếp tục trong sáng 29/12, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát biểu kết luận, đánh giá tổng kết nhiều nội dung quan trọng.