Thủ tướng Singapore lo xảy ra chiến tranh Nhật-Trung
Có hai khả năng cho tương lai của khu vực: một khả năng tốt và một khả năng xấu
Tờ WantChina Times của Đài Loan dẫn một bài viết trên tờ báo Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng, có thể xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vòng 20 năm tới.
Nhận định trên của ông Lý Hiển Long được đưa ra trong một buổi hội thảo tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản vào hôm 22/5 vừa qua. Tại sự kiện này, Thủ tướng Singapore nói, nước Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ cùng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của châu Á trong vòng 2 thập kỷ tới.
Theo ông Lý Hiển Long, 20 năm sau, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc hùng mạnh nhất và tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Lý Hiển Long, Trung Quốc vẫn sẽ là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các công ty Trung Quốc sẽ thống trị thị trường toàn cầu.
Một bản báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối năm nay. Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn về quân sự tương tự như ảnh hưởng về kinh tế - ông Lý Hiển Long đánh giá.
Theo Thủ tướng Singapore, khi đó, Nhật Bản sẽ duy trì vị trí là quốc gia quan trọng thứ hai ở châu Á.
Với thái độ tin tưởng vào chính sách cải cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Lý Hiển Long lập luận rằng, Nhật Bản vẫn sẽ là một quốc gia làm chủ cuộc chơi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với đó, theo Thủ tướng Singapore, sẽ có một số vấn đề chung mà Trung Quốc và Nhật Bản phải đối mặt cùng nhau. Trong đó, cả hai nước cần nỗ lực để tăng hiệu quả sản xuất và đưa thêm nhiều phụ nữ vào vị trí điều hành để hỗ trợ cho tiến trình cải cách kinh tế.
Theo ông Lý Hiển Long, chủ nghĩa dân tộc của người dân Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là vấn đề khó nhất mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Tokyo sẽ phải đối mặt. Thủ tướng Singapore nói, có hai khả năng cho tương lai của khu vực, bao gồm một khả năng tốt và một khả năng xấu.
Theo kịch bản lạc quan, thì cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sẵn sàng hợp tác với Mỹ để duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực, ông Lý Hiển Long nói.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ gia tăng, nhưng nước này sẽ kiềm chế bản thân, trong khi Nhật Bản thành công trong chấn hưng tăng trưởng kinh tế. Theo Thủ tướng Singapore, trong khả năng này, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu sẽ trở thành một nền tảng chủ đạo đưa Trung Quốc, Nhật và Mỹ xích lại gần nhau.
Còn trong khả năng xấu mà ông Lý Hiển Long đưa ra, Trung Quốc sẽ từ chối hợp tác với Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực. Ông nói thêm, khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ là hai trở ngại chính để Trung Quốc phát triển hệ thống thương mại tự do.
Nếu khả năng này trở thành hiện thực, rốt cục có thể xảy ra chiến tranh Trung-Nhật về tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông - theo ông Lý Hiển Long.
Thủ tướng Singapore cũng cho rằng, có thể xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với các quốc gia châu Á khác có tranh chấp trên biển Đông do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc.
Vì lý do này, ông Lý Hiển Long nói rằng, sẽ tốt hơn nếu Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực. Ông Lý tin rằng, với sự hỗ trợ của nước Mỹ, nhiều phần trong kịch bản u ám trên có thể tránh được, và đây là cách duy nhất để duy trì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Nhận định trên của ông Lý Hiển Long được đưa ra trong một buổi hội thảo tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản vào hôm 22/5 vừa qua. Tại sự kiện này, Thủ tướng Singapore nói, nước Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ cùng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của châu Á trong vòng 2 thập kỷ tới.
Theo ông Lý Hiển Long, 20 năm sau, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc hùng mạnh nhất và tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Lý Hiển Long, Trung Quốc vẫn sẽ là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các công ty Trung Quốc sẽ thống trị thị trường toàn cầu.
Một bản báo cáo từ Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuối năm nay. Trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lớn về quân sự tương tự như ảnh hưởng về kinh tế - ông Lý Hiển Long đánh giá.
Theo Thủ tướng Singapore, khi đó, Nhật Bản sẽ duy trì vị trí là quốc gia quan trọng thứ hai ở châu Á.
Với thái độ tin tưởng vào chính sách cải cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Lý Hiển Long lập luận rằng, Nhật Bản vẫn sẽ là một quốc gia làm chủ cuộc chơi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với đó, theo Thủ tướng Singapore, sẽ có một số vấn đề chung mà Trung Quốc và Nhật Bản phải đối mặt cùng nhau. Trong đó, cả hai nước cần nỗ lực để tăng hiệu quả sản xuất và đưa thêm nhiều phụ nữ vào vị trí điều hành để hỗ trợ cho tiến trình cải cách kinh tế.
Theo ông Lý Hiển Long, chủ nghĩa dân tộc của người dân Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là vấn đề khó nhất mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Tokyo sẽ phải đối mặt. Thủ tướng Singapore nói, có hai khả năng cho tương lai của khu vực, bao gồm một khả năng tốt và một khả năng xấu.
Theo kịch bản lạc quan, thì cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ sẵn sàng hợp tác với Mỹ để duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực, ông Lý Hiển Long nói.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ gia tăng, nhưng nước này sẽ kiềm chế bản thân, trong khi Nhật Bản thành công trong chấn hưng tăng trưởng kinh tế. Theo Thủ tướng Singapore, trong khả năng này, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu sẽ trở thành một nền tảng chủ đạo đưa Trung Quốc, Nhật và Mỹ xích lại gần nhau.
Còn trong khả năng xấu mà ông Lý Hiển Long đưa ra, Trung Quốc sẽ từ chối hợp tác với Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực. Ông nói thêm, khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ là hai trở ngại chính để Trung Quốc phát triển hệ thống thương mại tự do.
Nếu khả năng này trở thành hiện thực, rốt cục có thể xảy ra chiến tranh Trung-Nhật về tranh chấp đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông - theo ông Lý Hiển Long.
Thủ tướng Singapore cũng cho rằng, có thể xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với các quốc gia châu Á khác có tranh chấp trên biển Đông do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc.
Vì lý do này, ông Lý Hiển Long nói rằng, sẽ tốt hơn nếu Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực. Ông Lý tin rằng, với sự hỗ trợ của nước Mỹ, nhiều phần trong kịch bản u ám trên có thể tránh được, và đây là cách duy nhất để duy trì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.