Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi chống tham nhũng
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tham nhũng có thể thay đổi bản chất chế độ và đưa tới sự diệt vong cho cả người dân và chính quyền
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kêu gọi thắt chặt hơn nữa các quy định chống tham nhũng. Theo ông, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng cầm quyền, hãng tin BBC dẫn bài viết trên một tạp chí Trung Quốc cho hay.
“Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, ông Ôn nhấn mạnh. ”Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong”.
Những lời cảnh báo trên của ông Ôn Gia Bảo được đăng trên Cầu Thị, tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra hôm 16/4. Nội dung của bài báo dựa trên những phát biểu của ông hôm 26/3 tại cuộc họp Quốc vụ viện Trung Quốc.
Trong cuộc họp này, ông Ôn Gia Bảo cho rằng, những nỗ lực chống tham nhũng trong nhiều năm qua chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Lý do, theo ông, là “tham nhũng thường xảy ra ở những cơ quan có nhiều quyền lực”.
Các trường hợp tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và các quan chức cấp cao thường rất nghiêm trọng. Ông Ôn cam kết tăng cường minh bạch trong chính phủ và tạo thêm điều kiện để người dân tham gia giám sát hoạt động của chính phủ.
Tân Hoa xã khi đó cho biết, chính phủ nước này sẽ cấm các quan chức sử dụng công quỹ để mua xì gà, rượu cao cấp và quà cáp. Việc sử dụng xe công sẽ bị quản lý chặt. Việc xây dựng các văn phòng sang trọng hay các món trang trí sẽ bị cấm nghiêm ngặt.
Chính phủ sẽ kiểm soát số lượng các buổi lễ, diễn đàn... Mặt khác, chính phủ sẽ công khai các khoản chi, hóa đơn sử dụng tiền công quỹ. Ngoài ra, chính phủ đang cân nhắc áp dụng luật buộc các quan chức phải kê khai tài sản, thu nhập của bản thân và gia đình.
Trong bài xã luận đăng trên tờ Cầu Thị hôm 16/4 có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông Ôn viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và rằng cần có các biện pháp thanh tra kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.
Ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh yêu cầu chống tệ nạn tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các cán bộ, quan chức phải tiếp tục làm việc để xây dựng “một chính phủ trong sạch trong năm 2012”.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi chính phủ tăng cường quản lý các quan chức có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Theo ông, chính phủ phải cấm các nhà lãnh đạo tham gia hoạt động xa hoa do chính phủ hoặc những người bị tác động bởi chính phủ trả tiền.
Tháng 6 năm ngoái, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã đưa ra một báo cáo với tựa đề "Làm thế nào các quan chức tham nhũng chuyển tài sản ra nước ngoài, và một nghiên cứu giám sát hiện tượng này”.
Bản báo cáo cho hay, kể từ năm 1990, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan chức chính phủ, nhân viên an ninh công cộng, cán bộ tư pháp, công chức nhà nước, quản lý cấp cao doanh nghiệp nhà nước đào vong khỏi Trung Quốc đã lên 18.000 người.
Cùng theo chân những người này là khoản tiền trị giá lên tới 800 tỷ Nhân dân tệ (hơn 120 tỉ USD). Đích đến ưa thích của họ là các nước phát triển như Mỹ, Canada hoặc khu vực Đông Nam Á và khoảng 18 nước, khu vực khác nhau trên thế giới.
Các phương thức chuyển tiền được tham quan Trung Quốc ưa thích gồm: mang lậu tiền ra nước ngoài, tiền gửi qua các dịch vụ chuyển tiền, làm giả thông tin về tài khoản, đầu tư ra nước ngoài, mua sắm bằng tín dụng, chuyển tiền qua tài khoản của người thân…
PBoC nhấn mạnh rằng, thực tế tới nay, không ai có thể nói chính xác bao nhiêu tiền đã bị lấy đi và con số 120 tỷ USD kể trên chỉ là ước đoán. Tuy nhiên nó cũng đủ lớn, tương đương ngân sách dành cho hoạt động giáo dục từ năm 1978 tới năm 1998 ở Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham nhũng đe dọa chế độ. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng từng nói “tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ”.
Gần đây nhất, tháng 9/2011, ông Ôn cảnh báo sẽ không để tham nhũng lan tràn trong chính phủ. "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.
Điều đáng chú ý là bài viết trên tờ Cầu Thị được đăng chỉ vài ngày sau khi Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai bị mất ghế vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Vợ ông Bạc là Cốc Khai Lai bị tạm giữ vì nghi ngờ giết hại một doanh nhân Anh.
Theo kết luận chính thức công bố hôm 15/4, nguyên nhân cái chết khó hiểu hồi cuối năm ngoái của doanh nhân người Anh Neil Heywood là do ông này đã bị đầu độc bằng chất xyanua trong khách sạn ở Trùng Khánh, tờ Mirror cho hay.
Một nghi can ở Trùng Khánh đã thú nhận việc chuẩn bị chất xyanua, nói rằng anh đưa thuốc này cho một nhân viên khác theo lệnh của ông Bạc. Chỉ một giọt chất này cũng có thể làm cho nạn nhân tử vong trong vòng vài phút.
Theo báo cáo, ông Heywood trước đây có mối quan hệ khá thân thiết với gia đình ông Bạc Hy Lai. Ông này có quan hệ kinh doanh với bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc và từng giúp bà Cốc chuyển 800 triệu bảng Anh ra nước ngoài.
Theo hãng tin AFP, vụ bê bối bắt đầu được dư luận biết đến vào tháng 2 năm nay, sau khi cánh tay phải của ông Bạc, Vương Lập Quân, chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, được cho là xin tị nạn và cung cấp nhiều thông tin về người sếp cũ của ông.
Tờ Nhật báo Trùng Khánh số ra hôm qua đăng bài xã luận, trong đó đã gọi sự cố liên quan tới cựu Bí thư Thành ủy thành phố này, ông Bạc Hy Lai, là “một bài học lớn” cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Mới đây, chính phủ trung ương đã quyết định bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào những hành động vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của đồng chí Bạc Hy Lai,” bài xã luận đăng trên tờ Nhật báo Trùng Khánh viết.
“Đây là bài học lớn cho đảng, đất nước và Trùng Khánh, hợp với ý đảng và lòng dân. Quân dân Trùng Khánh ý thức rằng quyết định này khôn ngoan và đúng đắn, và ngày càng tin tưởng ở chính quyền trung ương dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Cẩm Đào”.
“Chúng ta nên hiểu một cách sâu sắc rằng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”, ông Ôn nhấn mạnh. ”Nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất chế độ có thể thay đổi và cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong”.
Những lời cảnh báo trên của ông Ôn Gia Bảo được đăng trên Cầu Thị, tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra hôm 16/4. Nội dung của bài báo dựa trên những phát biểu của ông hôm 26/3 tại cuộc họp Quốc vụ viện Trung Quốc.
Trong cuộc họp này, ông Ôn Gia Bảo cho rằng, những nỗ lực chống tham nhũng trong nhiều năm qua chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Lý do, theo ông, là “tham nhũng thường xảy ra ở những cơ quan có nhiều quyền lực”.
Các trường hợp tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và các quan chức cấp cao thường rất nghiêm trọng. Ông Ôn cam kết tăng cường minh bạch trong chính phủ và tạo thêm điều kiện để người dân tham gia giám sát hoạt động của chính phủ.
Tân Hoa xã khi đó cho biết, chính phủ nước này sẽ cấm các quan chức sử dụng công quỹ để mua xì gà, rượu cao cấp và quà cáp. Việc sử dụng xe công sẽ bị quản lý chặt. Việc xây dựng các văn phòng sang trọng hay các món trang trí sẽ bị cấm nghiêm ngặt.
Chính phủ sẽ kiểm soát số lượng các buổi lễ, diễn đàn... Mặt khác, chính phủ sẽ công khai các khoản chi, hóa đơn sử dụng tiền công quỹ. Ngoài ra, chính phủ đang cân nhắc áp dụng luật buộc các quan chức phải kê khai tài sản, thu nhập của bản thân và gia đình.
Trong bài xã luận đăng trên tờ Cầu Thị hôm 16/4 có tựa đề "Thực thi quyền lực dưới ánh mặt trời", ông Ôn viết rằng tất cả các cấp chính quyền phải được giám sát bởi nhân dân, và rằng cần có các biện pháp thanh tra kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa với giới chức.
Ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh yêu cầu chống tệ nạn tham nhũng, giám sát tệ lộng quyền, và thúc giục các cán bộ, quan chức phải tiếp tục làm việc để xây dựng “một chính phủ trong sạch trong năm 2012”.
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi chính phủ tăng cường quản lý các quan chức có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Theo ông, chính phủ phải cấm các nhà lãnh đạo tham gia hoạt động xa hoa do chính phủ hoặc những người bị tác động bởi chính phủ trả tiền.
Tháng 6 năm ngoái, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã đưa ra một báo cáo với tựa đề "Làm thế nào các quan chức tham nhũng chuyển tài sản ra nước ngoài, và một nghiên cứu giám sát hiện tượng này”.
Bản báo cáo cho hay, kể từ năm 1990, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan chức chính phủ, nhân viên an ninh công cộng, cán bộ tư pháp, công chức nhà nước, quản lý cấp cao doanh nghiệp nhà nước đào vong khỏi Trung Quốc đã lên 18.000 người.
Cùng theo chân những người này là khoản tiền trị giá lên tới 800 tỷ Nhân dân tệ (hơn 120 tỉ USD). Đích đến ưa thích của họ là các nước phát triển như Mỹ, Canada hoặc khu vực Đông Nam Á và khoảng 18 nước, khu vực khác nhau trên thế giới.
Các phương thức chuyển tiền được tham quan Trung Quốc ưa thích gồm: mang lậu tiền ra nước ngoài, tiền gửi qua các dịch vụ chuyển tiền, làm giả thông tin về tài khoản, đầu tư ra nước ngoài, mua sắm bằng tín dụng, chuyển tiền qua tài khoản của người thân…
PBoC nhấn mạnh rằng, thực tế tới nay, không ai có thể nói chính xác bao nhiêu tiền đã bị lấy đi và con số 120 tỷ USD kể trên chỉ là ước đoán. Tuy nhiên nó cũng đủ lớn, tương đương ngân sách dành cho hoạt động giáo dục từ năm 1978 tới năm 1998 ở Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo nạn tham nhũng đe dọa chế độ. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo điều đó. Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng từng nói “tham ô là than hồng thiêu cháy chế độ”.
Gần đây nhất, tháng 9/2011, ông Ôn cảnh báo sẽ không để tham nhũng lan tràn trong chính phủ. "Ở thời bình, tham nhũng là nguy cơ lớn nhất với đảng cầm quyền. Lý do căn bản của tham nhũng là quyền lực không được giám sát và hạn chế thích hợp", ông nói.
Điều đáng chú ý là bài viết trên tờ Cầu Thị được đăng chỉ vài ngày sau khi Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai bị mất ghế vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Vợ ông Bạc là Cốc Khai Lai bị tạm giữ vì nghi ngờ giết hại một doanh nhân Anh.
Theo kết luận chính thức công bố hôm 15/4, nguyên nhân cái chết khó hiểu hồi cuối năm ngoái của doanh nhân người Anh Neil Heywood là do ông này đã bị đầu độc bằng chất xyanua trong khách sạn ở Trùng Khánh, tờ Mirror cho hay.
Một nghi can ở Trùng Khánh đã thú nhận việc chuẩn bị chất xyanua, nói rằng anh đưa thuốc này cho một nhân viên khác theo lệnh của ông Bạc. Chỉ một giọt chất này cũng có thể làm cho nạn nhân tử vong trong vòng vài phút.
Theo báo cáo, ông Heywood trước đây có mối quan hệ khá thân thiết với gia đình ông Bạc Hy Lai. Ông này có quan hệ kinh doanh với bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc và từng giúp bà Cốc chuyển 800 triệu bảng Anh ra nước ngoài.
Theo hãng tin AFP, vụ bê bối bắt đầu được dư luận biết đến vào tháng 2 năm nay, sau khi cánh tay phải của ông Bạc, Vương Lập Quân, chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, được cho là xin tị nạn và cung cấp nhiều thông tin về người sếp cũ của ông.
Tờ Nhật báo Trùng Khánh số ra hôm qua đăng bài xã luận, trong đó đã gọi sự cố liên quan tới cựu Bí thư Thành ủy thành phố này, ông Bạc Hy Lai, là “một bài học lớn” cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Mới đây, chính phủ trung ương đã quyết định bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào những hành động vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của đồng chí Bạc Hy Lai,” bài xã luận đăng trên tờ Nhật báo Trùng Khánh viết.
“Đây là bài học lớn cho đảng, đất nước và Trùng Khánh, hợp với ý đảng và lòng dân. Quân dân Trùng Khánh ý thức rằng quyết định này khôn ngoan và đúng đắn, và ngày càng tin tưởng ở chính quyền trung ương dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Cẩm Đào”.