Thường vụ Quốc hội xem xét tư cách đại biểu Hoàng Yến
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Yến tại phiên họp nội bộ
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp thứ tám diễn ra cuối tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tư cách đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến.
Nội dung này sẽ được tiến hành nội bộ, với thời gian dự kiến khoảng 1h30 phút.
Trước đó, trong thời gian diễn ra phiên họp thứ bảy của Ủy ban thường vụ vào trung tuần tháng Tư vừa qua, vụ việc liên quan đến tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã có những diễn biến mới, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Đó là, sáng 17/4, đa số ý kiến tại cuộc họp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An (nơi bà Yến ứng cử) đã đồng ý đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà Yến.
Ngay sau đó một ngày, 100% ý kiến tại hội nghị lần thứ tám của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tán thành kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Cũng trong ngày hôm đó, trả lời báo chí, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Nương cho biết, tại phiên họp thứ 8 vào đầu tháng 5 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phân tích, đánh giá kiến nghị của hai hội nghị nói trên để quyết định có trình việc này ra Quốc hội trong kỳ họp thứ ba (khai mạc ngày 21/5/2012) hay chưa.
Cũng theo bà Nương, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa việc miễn nhiệm đại biểu Yến ra để Quốc hội quyết vào kỳ họp thứ ba tới đây thì có thể tiến hành ngay đầu kỳ họp.
Theo điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội, bà Yến sẽ chính thức bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội nếu hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Đức, là một trong số 38 doanh nhân trúng cử vào Quốc hội khóa 13.
Theo thông tin từ một số cơ quan truyền thông, bà Yến đã từng bị khởi tố ngày 2/3/1998 vì tội danh “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “chiếm đoạt bí mật Nhà nước”, sau đó bỏ trốn sang Mỹ và bị truy nã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến
Kết quả xác minh đến cuối năm 2011 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết là "không có vấn đề gì".
Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo thông tin từ một số báo, ngoài việc không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần đang bị truy nã, trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có một số nội dung khác cũng khai không đúng.
Tuy nhiên, trả lời báo chí sau khi biết về kiến nghị xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội như đã nói trên, bà Yến khẳng định việc khai không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác và không khai về chồng đã ly hôn là hoàn toàn bình thường vì trong mẫu khai lý lịch cũng không có một mục nào yêu cầu phải khai nội dung đó.
Bà Yến cũng nói rằng "thời gian tham gia Quốc hội rất ngắn, song tôi cũng tự hào rằng mình đã đóng góp một cách nhiệt tình, đầy trách nhiệm và thẳng thắn".
Nội dung này sẽ được tiến hành nội bộ, với thời gian dự kiến khoảng 1h30 phút.
Trước đó, trong thời gian diễn ra phiên họp thứ bảy của Ủy ban thường vụ vào trung tuần tháng Tư vừa qua, vụ việc liên quan đến tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã có những diễn biến mới, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Đó là, sáng 17/4, đa số ý kiến tại cuộc họp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An (nơi bà Yến ứng cử) đã đồng ý đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của bà Yến.
Ngay sau đó một ngày, 100% ý kiến tại hội nghị lần thứ tám của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tán thành kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Yến.
Cũng trong ngày hôm đó, trả lời báo chí, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Nương cho biết, tại phiên họp thứ 8 vào đầu tháng 5 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phân tích, đánh giá kiến nghị của hai hội nghị nói trên để quyết định có trình việc này ra Quốc hội trong kỳ họp thứ ba (khai mạc ngày 21/5/2012) hay chưa.
Cũng theo bà Nương, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa việc miễn nhiệm đại biểu Yến ra để Quốc hội quyết vào kỳ họp thứ ba tới đây thì có thể tiến hành ngay đầu kỳ họp.
Theo điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội, bà Yến sẽ chính thức bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội nếu hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Đức, là một trong số 38 doanh nhân trúng cử vào Quốc hội khóa 13.
Theo thông tin từ một số cơ quan truyền thông, bà Yến đã từng bị khởi tố ngày 2/3/1998 vì tội danh “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “chiếm đoạt bí mật Nhà nước”, sau đó bỏ trốn sang Mỹ và bị truy nã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu đối với bà Yến
Kết quả xác minh đến cuối năm 2011 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết là "không có vấn đề gì".
Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo thông tin từ một số báo, ngoài việc không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần đang bị truy nã, trong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến còn có một số nội dung khác cũng khai không đúng.
Tuy nhiên, trả lời báo chí sau khi biết về kiến nghị xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội như đã nói trên, bà Yến khẳng định việc khai không phải đảng viên là hoàn toàn chính xác và không khai về chồng đã ly hôn là hoàn toàn bình thường vì trong mẫu khai lý lịch cũng không có một mục nào yêu cầu phải khai nội dung đó.
Bà Yến cũng nói rằng "thời gian tham gia Quốc hội rất ngắn, song tôi cũng tự hào rằng mình đã đóng góp một cách nhiệt tình, đầy trách nhiệm và thẳng thắn".