“Tiếp thị” vốn Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt
Một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn sẽ được Việt Nam tổ chức tại Mỹ từ ngày 1-5/7 tới
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn sẽ được tổ chức tại Mỹ từ ngày 1-5/7 tới, nhằm củng cố lòng tin và thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
“Món quà” mà Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán mang tới Mỹ là những bước tiến mới trong chính sách, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiệm cận dần hơn với thông lệ quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà thông điệp của hội nghị là: “Việt Nam của tôi - Điểm đầu tư của bạn”.
Hội nghị là kênh đối thoại thực chất giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Mỹ hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, hiểu rõ hơn chủ trương và quyết tâm đổi mới của Chính phủ Việt Nam, và quan trọng nhất, là củng cố lòng tin của nhà đầu tư Mỹ đối với tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam, nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và sâu rộng trong lĩnh vực tài chính vì lợi ích của hai bên.
Mới nhất, Nghị định 60 đã quy định khung pháp lý thông thoáng về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Đây là điều mà thị trường và nhà đầu tư nước ngoài đã phải chờ đợi rất lâu.
Trước đó, là hàng loạt các bước đi chính sách thiết thực khác, như rút ngắn thời gian thanh toán về T+2, cho phép giao dịch trong ngày.
Xa hơn, là khung pháp lý về thị trường phái sinh.
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán, đã có gần 600 tổ chức đầu tư Mỹ đang tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng mới là các quỹ quy mô vừa và nhỏ.
Để hấp dẫn được các nguồn vốn lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể không có những bước đi theo tiêu chuẩn của một thị trường chứng khoán hiện đại. Đó cũng là mục tiêu nâng hạng thị trường mà cơ quan quản lý đang nỗ lực thực hiện bằng những bước đi chính sách cụ thể.
Chương trình Hhội nghị xúc tiến đầu tư tại Mỹ tập trung vào hai mảng đối thoại. Phiên thứ nhất là đối thoại chính sách, nhằm cập nhật và trao đổi chính sách giữa đại diện các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ với mục đích tiếp cận và lắng nghe các ý kiến đánh giá, chia sẻ của giới đầu tư Mỹ để hoàn thiện cơ chế chính sách.
Thông qua đó, Chính phủ Việt Nam muốn thể hiện cam kết đặc biệt đối với các nhà đầu tư Mỹ cũng như sự đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ.
Phiên thứ hai là hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp, là không gian đối thoại giữa các doanh nghiệp với các nhà đầu tư, thông qua sự chia sẻ của các doanh nghiệp Mỹ đã và đang hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam về những bài học thành công, cũng như sự chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam (công ty niêm yết, công ty cổ phần hóa) với các nhà đầu tư Mỹ về cơ hội đầu tư tại Việt Nam và vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo thông tin bên lề, sẽ có đoàn doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam… tham gia.
Phía Mỹ dự kiến có gần 100 tổ chức đầu tư Mỹ đến dự, với các đại diện quỹ đầu tư lớn.
Cùng với một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn được các tổ chức quốc tế công nhận, những thay đổi lớn về luật pháp và đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, cuộc xúc tiến đầu tư lớn lần này được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư cả gián tiếp lẫn trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam.
“Món quà” mà Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán mang tới Mỹ là những bước tiến mới trong chính sách, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam tiệm cận dần hơn với thông lệ quốc tế.
Không phải ngẫu nhiên mà thông điệp của hội nghị là: “Việt Nam của tôi - Điểm đầu tư của bạn”.
Hội nghị là kênh đối thoại thực chất giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Mỹ hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, hiểu rõ hơn chủ trương và quyết tâm đổi mới của Chính phủ Việt Nam, và quan trọng nhất, là củng cố lòng tin của nhà đầu tư Mỹ đối với tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam, nhằm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và sâu rộng trong lĩnh vực tài chính vì lợi ích của hai bên.
Mới nhất, Nghị định 60 đã quy định khung pháp lý thông thoáng về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Đây là điều mà thị trường và nhà đầu tư nước ngoài đã phải chờ đợi rất lâu.
Trước đó, là hàng loạt các bước đi chính sách thiết thực khác, như rút ngắn thời gian thanh toán về T+2, cho phép giao dịch trong ngày.
Xa hơn, là khung pháp lý về thị trường phái sinh.
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán, đã có gần 600 tổ chức đầu tư Mỹ đang tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng mới là các quỹ quy mô vừa và nhỏ.
Để hấp dẫn được các nguồn vốn lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể không có những bước đi theo tiêu chuẩn của một thị trường chứng khoán hiện đại. Đó cũng là mục tiêu nâng hạng thị trường mà cơ quan quản lý đang nỗ lực thực hiện bằng những bước đi chính sách cụ thể.
Chương trình Hhội nghị xúc tiến đầu tư tại Mỹ tập trung vào hai mảng đối thoại. Phiên thứ nhất là đối thoại chính sách, nhằm cập nhật và trao đổi chính sách giữa đại diện các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ với mục đích tiếp cận và lắng nghe các ý kiến đánh giá, chia sẻ của giới đầu tư Mỹ để hoàn thiện cơ chế chính sách.
Thông qua đó, Chính phủ Việt Nam muốn thể hiện cam kết đặc biệt đối với các nhà đầu tư Mỹ cũng như sự đánh giá cao của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ.
Phiên thứ hai là hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp, là không gian đối thoại giữa các doanh nghiệp với các nhà đầu tư, thông qua sự chia sẻ của các doanh nghiệp Mỹ đã và đang hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam về những bài học thành công, cũng như sự chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam (công ty niêm yết, công ty cổ phần hóa) với các nhà đầu tư Mỹ về cơ hội đầu tư tại Việt Nam và vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo thông tin bên lề, sẽ có đoàn doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam… tham gia.
Phía Mỹ dự kiến có gần 100 tổ chức đầu tư Mỹ đến dự, với các đại diện quỹ đầu tư lớn.
Cùng với một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn được các tổ chức quốc tế công nhận, những thay đổi lớn về luật pháp và đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, cuộc xúc tiến đầu tư lớn lần này được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư cả gián tiếp lẫn trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam.