Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá
Đã có thông tư mới về sản xuất kinh doanh thuốc lá sau ba năm chờ đợi
Việt Nam sẽ tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá, theo tinh thần của thông tư mới nhất do Bộ Công Thương ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Theo thông tư này, Việt Nam sẽ chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp trong nước đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, không được đầu tư vượt quá năng lực sản xuất ghi trong giấy phép và phải bảo đảm điều kiện Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Đối với đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá, các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thông tư cũng cụ thể hóa hàng loạt vấn đề liên quan đến kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá và các vấn đề khác. Tinh thần chung là để tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải chấp hành hàng loạt quy định chặt chẽ.
Doanh nghiệp thuốc lá cũng sẽ phải tuân thủ chế độ báo cáo nghiêm ngặt, theo đó hàng quý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
Trước năm 2001, Việt Nam coi thuốc lá là lĩnh vực độc quyền nhà nước, cấm các thành phần kinh tế khác tham gia. Quan điểm xuyên suốt trong việc quản lý ngành này là nhà nước thống nhất quản lý ngành thuốc lá và độc quyền sản xuất thuốc lá điếu; kiểm soát tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường, kể cả trong bán buôn, bán lẻ.
Nhưng từ khi trở thành thành viên của WTO, với nguyên tắc không phân biệt đối xử, thuốc lá từ lĩnh vực bị “cấm” đã trở thành lĩnh vực “kinh doanh có điều kiện”.
Theo thông tư này, Việt Nam sẽ chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp trong nước đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, không được đầu tư vượt quá năng lực sản xuất ghi trong giấy phép và phải bảo đảm điều kiện Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Đối với đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá, các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thông tư cũng cụ thể hóa hàng loạt vấn đề liên quan đến kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá và các vấn đề khác. Tinh thần chung là để tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải chấp hành hàng loạt quy định chặt chẽ.
Doanh nghiệp thuốc lá cũng sẽ phải tuân thủ chế độ báo cáo nghiêm ngặt, theo đó hàng quý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
Trước năm 2001, Việt Nam coi thuốc lá là lĩnh vực độc quyền nhà nước, cấm các thành phần kinh tế khác tham gia. Quan điểm xuyên suốt trong việc quản lý ngành này là nhà nước thống nhất quản lý ngành thuốc lá và độc quyền sản xuất thuốc lá điếu; kiểm soát tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường, kể cả trong bán buôn, bán lẻ.
Nhưng từ khi trở thành thành viên của WTO, với nguyên tắc không phân biệt đối xử, thuốc lá từ lĩnh vực bị “cấm” đã trở thành lĩnh vực “kinh doanh có điều kiện”.