Tìm biện pháp bảo vệ lao động Việt Nam tại Libya
Các cuộc biểu tình tại Libya ít nhiều đã ảnh hưởng đến lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, đặc biệt là về tâm lý
Trước diễn biến phức tạp về các cuộc biểu tình tại Libya, chiều 22/2, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) và Cục Lãnh sự và Vụ Tây Á - Châu Phi (Bộ Ngoại giao), đã có cuộc họp với đại diện 10 doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại thị trường này để tìm biện pháp bảo vệ người lao động.
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với đối tác để đảm bảo an toàn và đời sống cho gần 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya.
Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam, trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, có khoảng 2.000 người đang làm việc tại thành phố Benghazi, nơi xảy ra bạo động lớn; số còn lại đang làm việc tại Tripoli và các vùng lân cận.
Đến thời điểm này, hầu hết các công trường đều đã tạm dừng hoạt động, lao động Việt Nam đã được chủ sử dụng sắp xếp ở trong trại hoặc sơ tán đến nơi an toàn và được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya cho biết, tình hình bất ổn và các cuộc biểu tình tại nước này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến họ, nhất là về mặt tâm lý. "Chúng tôi rất hoang mang và hơn bao giờ hết, chúng tôi muốn được về nước càng sớm càng tốt", một lao động đến từ tỉnh Hà Tĩnh, đang làm viêc tại Libya nói.
Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, vào ngày 18/2, Cục đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp khai thác thị trường Libya chỉ đạo văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình tại Libya theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động, phải báo cáo kịp thời cho Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý.
Tại công văn nói trên, Cục cũng khuyến cáo người lao động tránh tụ tập nơi đông người, những địa điểm có biểu tình.
Ông Hải cũng cho biết thêm, hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước đã quyết định tạm dừng đưa lao động Việt Nam sang thị trường này cho đến khi tình hình chính trị ở Libya ổn định trở lại. Với những lao động đã hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo rõ để người lao động chờ đợi hoặc bố trí cho lao động đi làm việc ở các thị trường khác nếu lao động có nhu cầu.
Đối với những lao động đang làm việc tại Libya, nếu tình hình nước này tiếp tục diễn biến căng thẳng, sẽ phải tính đến phương án đưa lao động về nước một cách nhanh nhất.
Libya bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam từ cuối năm 2007. Năm 2009, số lao động được các doanh nghiệp đưa sang làm việc tại thị trường này là hơn 4.000 người. Năm 2010, có 5.242 lao động Việt Nam được đưa sang Libya làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại Libya lên 9.840 người. Lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng với thu nhập từ khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với đối tác để đảm bảo an toàn và đời sống cho gần 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya.
Báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam, trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, có khoảng 2.000 người đang làm việc tại thành phố Benghazi, nơi xảy ra bạo động lớn; số còn lại đang làm việc tại Tripoli và các vùng lân cận.
Đến thời điểm này, hầu hết các công trường đều đã tạm dừng hoạt động, lao động Việt Nam đã được chủ sử dụng sắp xếp ở trong trại hoặc sơ tán đến nơi an toàn và được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya cho biết, tình hình bất ổn và các cuộc biểu tình tại nước này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến họ, nhất là về mặt tâm lý. "Chúng tôi rất hoang mang và hơn bao giờ hết, chúng tôi muốn được về nước càng sớm càng tốt", một lao động đến từ tỉnh Hà Tĩnh, đang làm viêc tại Libya nói.
Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, vào ngày 18/2, Cục đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp khai thác thị trường Libya chỉ đạo văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình tại Libya theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động, phải báo cáo kịp thời cho Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý.
Tại công văn nói trên, Cục cũng khuyến cáo người lao động tránh tụ tập nơi đông người, những địa điểm có biểu tình.
Ông Hải cũng cho biết thêm, hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước đã quyết định tạm dừng đưa lao động Việt Nam sang thị trường này cho đến khi tình hình chính trị ở Libya ổn định trở lại. Với những lao động đã hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo rõ để người lao động chờ đợi hoặc bố trí cho lao động đi làm việc ở các thị trường khác nếu lao động có nhu cầu.
Đối với những lao động đang làm việc tại Libya, nếu tình hình nước này tiếp tục diễn biến căng thẳng, sẽ phải tính đến phương án đưa lao động về nước một cách nhanh nhất.
Libya bắt đầu tiếp nhận lao động Việt Nam từ cuối năm 2007. Năm 2009, số lao động được các doanh nghiệp đưa sang làm việc tại thị trường này là hơn 4.000 người. Năm 2010, có 5.242 lao động Việt Nam được đưa sang Libya làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại Libya lên 9.840 người. Lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng với thu nhập từ khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng.